Tăng cường công tác điều trị bệnh tay chân miệng

Thứ ba - 21/07/2020 08:52
Thực hiện Công văn khẩn số 888/KCB – NV ngày 17/7/2020 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế về việc tăng cường công tác điều trị bệnh tay chân miệng
Tăng cường công tác điều trị bệnh tay chân miệng
Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện, không có tử vong. Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc gia tăng trong các tuần gần đây như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh. Để hạn chế đến mức thấp nhất số tử vong do bệnh tay chân miệng, Sở Y tế giao Bệnh viện đa khoa tỉnh làm đầu mối hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh thực hiện các nội dung sau:
1. Rà soát, bổ sung kế hoạch phòng, chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn. Chủ động tự kiểm tra, đánh giá về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư y tế tại đơn vị bảo đảm sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh tay chân miệng.
2. Tăng cường việc theo dõi người bệnh tay chân miệng đang nằm nội trú tại đơn vị trong các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần để phát hiện, điều trị kịp thời các ca bệnh diễn biến nặng lên. Ghi chép hồ sơ bệnh án đầy đủ, chi tiết.
3. tham mưu Sở Y tế trình ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng: công tác truyền thông, bổ sung kinh phí mua sắm các trang thiết bị, thuốc, hóa chất và vật tư y tế cần thiết để đáp ứng yêu cầu điều trị,...
4. Chủ động tự kiểm tra việc thu dung, điều trị người bệnh theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng ban hành kèm theo Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế và tham khảo các nội dung chuyên môn trong Cẩm nang chẩn đoán và xử trí bệnh Tay chân miệng ở trẻ em của Bộ Y tế. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chéo, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở, phân tuyến điều trị, tổ chức lọc bệnh điều trị ngoại trú và điều trị nội trú, thực hiện lưu đồ xử trí bệnh tay chân miệng và củng cố nguồn lực cho đơn vị hồi sức bệnh tay chân miệng ở tuyến tỉnh.
5. Bệnh viện đa khoa tỉnh rà soát các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư y tế tại các bộ phận điều trị bệnh tay chân miệng để tiếp nhận các ca bệnh nặng từ các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh chuyển đến. Tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, tập huấn và tổ chức các kíp thường trực cấp cứu sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các huyện thị, thành phố trong tỉnh khi có yêu cầu hỗ trợ.
Trong quá trình triển khai có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở Y tế để báo cáo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh xem xét, giải quyết.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,381
  • Hôm nay267,932
  • Tháng hiện tại18,090,268
  • Tổng lượt truy cập477,982,955
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây