Các mục tiêu cải cách hành chính Nhà nước năm 2025 tỉnh Bình Phước

Thứ sáu - 14/02/2025 09:12
Các mục tiêu cải cách hành chính Nhà nước năm 2025 tỉnh Bình Phước
hình ảnh cải cách hành chính
hình ảnh cải cách hành chính
Các mục tiêu cải cách hành chính Nhà nước năm 2025 tỉnh Bình Phước
                                         Vũ Thị Phưởng - PTP XDCQ, CTTN & CCHC
Nhằm triển khai có hiệu quả, đồng bộ Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ. Hoàn thành các nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ Nhân dân. Cải cách hành chính Nhà nước triển khai đồng bộ trên các nội dung. Trong đó, trọng tâm là: chuyển đổi số gắn với cải cách thủ tục hành chính góp phần từng bước nâng cao Chỉ số PAR INDEX và các Chỉ số có liên quan: Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAPI, Chỉ số PCI, Chỉ số DTI …
Ngày 23/12/2024, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1986/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Kế hoạch đã đề ra mục tiêu cụ thể ở từng nội dung cải cách hành chính, như sau:
Thứ nhất, về cải cách thể chế
- 100% văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) được ban hành đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và đảm bảo chất lượng theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Thực hiện đầy đủ các hoạt động về theo dõi thi hành pháp luật, như: kiểm tra tình hình thi hành pháp luật; tổ chức điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật.
- Tiến hành kiểm tra văn bản QPPL theo thẩm quyền, đảm bảo 100% văn bản phát hiện qua kiểm tra được xử lý theo quy định.
- Thực hiện cập nhật đầy đủ, kịp thời văn bản thuộc trách nhiệm của tỉnh trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về pháp luật; công bố kịp thời, đúng quy định về danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2025.
Thứ hai, về cải cách thủ tục hành chính
- Đảm bảo triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ và các Nghị định sửa đổi bổ sung; chú trọng xây dựng, đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản QPPL có quy định TTHC.
- 100% TTHC, danh mục TTHC thuộc thẩm quyền quản lý được công bố đầy đủ, kịp thời theo quy định (bao gồm cả TTHC nội bộ); 100% TTHC và các quy định liên quan được công khai đầy đủ, kịp thời trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC, website của các cơ quan có thẩm quyền và Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh, Bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn tỉnh.
- Đảm bảo công khai đầy đủ, kịp thời tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh và đồng bộ đầy đủ trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
- 100% TTHC cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận một cửa các cấp; đảm bảo triển khai hiệu quả, đúng quy định TTHC, nhóm TTHC liên thông.
- Giảm thiểu hồ sơ TTHC giải quyết trễ hạn cho người dân, tổ chức, đảm bảo tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng và trước hạn đạt từ 98% trở lên. 100% hồ sơ trễ hạn phải có văn bản xin lỗi người dân, tổ chức.
- Đảm bảo 100% phản ánh, kiến nghị (PAKN) của cá nhân và tổ chức về TTHC thuộc thẩm quyền của tỉnh được xử lý và công khai theo quy định.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp trong thực hiện TTHC và dịch vụ công trực tuyến theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ ba, về cải cách tổ chức bộ máy
- 100% cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh, cấp huyện hoàn thiện quy định tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ.
- 100% các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện thực hiện cấu số lượng lãnh đạo theo các tiêu chí của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền quy định.
- Sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế theo quy định của Chính phủ và phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh.
- Thực hiện các quy định về phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước do Chính phủ và các bộ, ngành ban hành. Tiến hành thanh tra, kiểm tra ít nhất 30% cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện trong việc việc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đã phân cấp, phân quyền cho cấp huyện, cấp xã.
Thứ tư, về cải cách chế độ công vụ
- 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập hoàn thiện việc rà soát, xây dựng đề án vị trí việc làm theo quy định sau khi có Thông tư hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
- 100% cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh bố trí công chức, viên chức theo đúng vị trí việc làm được phê duyệt.
- 100% số lãnh đạo cấp sở và tương đương; lãnh đạo cấp phòng thuộc sở và tương đương; lãnh đạo cấp phòng thuộc UBND cấp huyện và tương đương được bổ nhiệm đúng quy định.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, phấn đấu trong năm không có cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo bị xử lý kỷ luật.
- Hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- 100% hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức; người hoạt động không chuyên trách được quản lý cập nhật đầy đủ trên cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức.
Thứ năm, về cải cách tài chính công
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật của tỉnh về quản lý ngân sách, quản lý tài sản công, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập.
- Tăng số lượng đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc một phần chi thường xuyên; giảm chi trực tiếp từ ngân sách Nhà nước theo theo lộ trình quy định và tình hình thực tiễn địa phương.
- Phấn đấu tổng số vốn thu hút đầu tư của tỉnh, số lượng doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường, số vốn đăng ký của doanh nghiệp (bao gồm cả số vốn đăng ký mới và đăng ký bổ sung) và tỷ lệ % đóng góp vào thu ngân sách tỉnh của khu vực doanh nghiệp năm 2025 tăng so với năm 2024. Giá trị thu ngân sách nằm trong nhóm 30 tỉnh, thành phố. Hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do HĐND tỉnh giao.
Thứ sáu, về xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số
- Đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin vận hành thông suốt, kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu Quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành do các cơ quan, đơn vị, địa phương đang quản lý.
- 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước, hồ sơ đặc thù). 100% cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp sở, cấp huyện, cấp xã sử dụng chữ ký số xử lý, điều hành công việc.
- Duy trì, triển khai Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh, cấp huyện và cung cấp cho cấp xã sử dụng.
Bên cạnh đó, Kế hoạch đưa ra trong năm 2025: 100% các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (cả Ban Quản lý Khu kinh tế), UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn được xác định Chỉ số cải cách hành chính; 100% các cơ quan, đơn vị, địa phương có TTHC được xác định Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh. Từ 30% trở lên các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố được kiểm tra cải cách hành chính Nhà nước. Từ 20% trở lên UBND các xã, phường, thị trấn được tổ chức đánh giá đạt “Chính quyền thân thiện”.
Tại Kế hoạch Chủ tịch UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ban, ngành và UBND các huyện thị xã, thành phố trong việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính./.
 

Tác giả: Nội vụ Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,070
  • Hôm nay81,401
  • Tháng hiện tại9,260,358
  • Tổng lượt truy cập506,257,085
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây