Hoc tap bac

Hội nghị giao ban công tác lao động, người có công và xã hội khu vực phía Nam

Thứ tư - 18/04/2018 15:54
Chiều ngày 13/04/2018, tại Ninh Thuận, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội nghị “Giao ban công tác lao động, người có công và xã hội” khu vực phía Nam. Đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có các đồng chí: Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Huỳnh Văn Tí, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Lưu Xuân Vĩnh – Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận; lãnh đạo các Cục, Vụ: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Người có công, Cục việc làm, Cục An toàn Lao động, Vụ kế hoạch – Tài chính, Văn phòng Quốc gia giảm nghèo, Cục Trẻ em; lãnh đạo 32 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc các tỉnh, thành phố kku vực phía Nam...
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại Hội nghị
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Năm 2017, chúng ta đã hoàn thành 32 nhiệm vụ, trong đó đặc biệt Bộ đã tham mưu cho Chính phủ nhiều chương trình, dự án luật được đánh giá cao. Đặc biệt là đã tham mưu cho cho Đảng, Nhà nước thực hiện thành công lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, được đánh giá cao, làm rung chuyển đến tình cảm người dân. Đồng thời, chúng ta đã giải quyết 6000 lượt hồ sơ chính sách người có công năm 2017 và đang tiếp tục giải quyết vào dịp 30/4 năm nay.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng đã trình bày báo cáo kết quả thực hiện 3 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm trong 9 tháng năm 2018 vềcông tác lao động, người có công xã hội. Theo đó, các địa phương đã chuyển quà Tết của Chủ tịch nước cho gần 1,9 triệu đối tượng với tổng kinh phí trên 386 tỷ đồng; chuyển cấp phát gần 12.000 tấn gạo cứu trợ tết; xuất ngân sách địa phương trên 2.852 tỷ đồng với 4,7 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách ưu đãi người có công; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người cao tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội…

Công tác giải quyết việc làm có nhiều khởi sắc, ước thực hiện 03 tháng đầu năm cả nước giải quyết việc làm trên 357 nghìn lao động, trong đó: Tạo việc làm trong nước cho 330 nghìn người (bằng 97,3% so với cùng kỳ năm ngoái), đưa khoảng 27 nghìn người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tổ chức đào tạo nghề cho gần 86.600 người, đạt 4% kế hoạch (trong đó, cao đẳng, trung cấp là 21.600 người, sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác 65.200 người, bao gồm 7.600 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề). Công tác bảo vệ trẻ em và bình đẳng giới, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội đã được triển khai có hiệu quả.
Vì vậy, để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu trong những tháng còn lại, Bộ yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, thực hiện nghiêm túc phương châm “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả”, bám sát thực tiễn của từng lĩnh vực, từng địa phương, tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2018, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như:
Hoàn thiện thể chế, hoàn thành các chương trình công tác năm 2018 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng xậy dựng các đề án theo chương trình công tác. Tập trung hoàn thiện dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đưa vào chương trình xây dựng luật; sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ưu đãi người có công; cải cách hành chính chính sách BHXH. Tập trung phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, trong đó: Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58 – 60% (trong đó, có bằng/ chứng chỉ là 23 – 35,5%); tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm từ 1 - 1,5% (trong đó, các huyện giảm 4%), qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển – kinh tế xã hội của cả nước…
Tại Hội nghị, đồng chí Trương Anh Dũng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã báo cáo chuyên đề lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp. Hội nghị cũng được nghe đại diện các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: Cần Thơ,  Quảng Nam, Đồng Nai, Gia Lai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang… đánh giá một số vấn đề về người có công và công tác giáo dục nghề nghiệp, cải cách tiền lương, BHXH; đình công liên quan đến vấn đề thang bảng lương, công tác đào tạo nghề, giảm nghèo, trẻ em...
Về những vấn đề thắc mắc liên quan đến công tác lao động, người có công và xã hội của các địa phương nêu ra tại Hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã yêu cầu lãnh đạo các Cục: Cục Người có công; Cục trẻ em, Cục Việc Làm, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Vụ kế hoạch – Tài chính giải đáp một số vướng mắc cũng như các kiến nghị đề xuất của các địa phương một cách cụ thể, rõ ràng và hướng dẫn các địa phương vận dụng các văn bản liên quan để giải quyết. 
Phát biển kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành trong năm 2017, góp phần vào 13 chỉ tiêu quốc gia; 100% đề án, đề tài đã hoàn thành, không khí làm việc rất khẩn trương và hiệu quả; không có tình trạng người dân kêu ca.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, mặc dù đã có nhiều  chuyển biến tích cực, song các địa phương cần tập trung đi vào Nghị quyết 01 của Chính phủ và của ngành; tập trung vào công việc thường xuyên, hoàn thiện thể chế, xây dựng chính sách thuộc về trách nhiệm tham mưu của các Cục, Vụ của Bộ: Cục Việc làm, Cục Quản lý Lao động ngoài nước, BHXH phải làm tích cực và chuẩn bị thật tốt để sửa đổi Bộ luật Lao động (về tuổi nghỉ hưu, lương cơ bản, vấn đề tổ chức lao động, quan hệ lao động), tới đây từng bước giảm dần can thiệp của Nhà nước. 


Bộ trưởng đề nghị, các địa phương cần tham mưu cho HĐND tỉnh về các vấn đề liên quan đến công tác của ngành để xây dựng các chính sách đi từ thực tiễn và bắt đầu từ cơ sở mới hiệu quả. Cần chú trọng kiểm tra các chính sách đối với toàn ngành; năm nay Bộ sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực của ngành, nhất là người có công. Việc triển khai giải quyết hồ sơ tồn đọng là nhiệm vụ quan trọng, phấn đấu đến năm 2020 giải quyết cơ bản chính sách tồn đọng người có công. 
Còn những trường hợp đặc biệt thì xem xét giải quyết theo một quy trình khác, căn cứ và nên đặt mình vào hoàn cảnh của người dân. Việc cấp đổi  mới và đổi Bằng Tổ quốc ghi công, sắp tới Bộ sẽ tích hợp một văn bản. Bộ trưởng giao Cục Người có công làm điểm và sau đó cho làm đại trà; chủ động tin học hóa hồ sơ người có công. Bộ trưởng cho phép các địa phương lấy nguồn kinh phí chi trả người có công một phần để thực hiện tin học hóa người có công, đặc biệt là tin học hóa về Ngân hàng bia mộ làm sao để người thân của gia đình chính sách có thể qua mạng xem được. 
Về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, cần bám vào Nghị quyết Trung ương 6; đến năm 2021 giảm 10% trường công lập, giảm 10% biên chế. Còn những trường cùng ngành nghề thì xem xét và tổ chức lại, chứ không thể máy móc và đừng quá vì sức ép mà sáp nhập không có hiệu quả. Bộ trưởng cho rằng, điều quan trọng là vấn đề kết nối đào tạo với các doanh nghiêp, tăng cường số lượng và chất lượng, không chạy theo chỉ tiêu.
Bộ trưởng cũng lưu ý cần tiếp tục chấn chỉnh công tác giải quyết việc làm; siết chặt lại, tổ chức bộ máy, sắp tới Bộ sẽ cắt giảm các cấp trưởng phòng ở các Cục, các Vụ. Các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ sáp nhập vào một đầu mối, như: Bảo trợ xã hội, Trung tâm Chỉnh hình PHCN, trung tâm điều dưỡng người có công…
Tập trung cải cách hành chính, toàn ngành cắt giảm, đơn giản hóa khoảng 50% thủ tục hành chính để phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp.



 

Nguồn tin: Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 2.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,602
  • Hôm nay158,790
  • Tháng hiện tại9,605,530
  • Tổng lượt truy cập493,468,968
sldtbxh_cchc
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây