Đường dây nóng
*Hỗ trợ, tư vấn TTHC, dịch vụ công: 0271.1022
*Ứng cứu sự cố an ninh thông tin mạng trên địa bàn tỉnh: 0844.68.93.93
*Hỗ trợ, giải đáp chính sách thuế: 02713.879.193, 02713.888.891
*Phản ánh, kiến nghị vốn vay, hoạt động bảo hiểm ngân hàng: 02713.870.047

Triển khai Quyết định 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ tại Bình Phước

Thứ năm - 16/01/2025 09:42
Ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 996/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến 2025, định hướng đến 2030” (gọi tắt là Đề án 996) nhằm phát triển hạ tầng đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế và nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho hoạt động doanh nghiệp, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, phù hợp quy hoạch phát triển bộ ngành và địa phương; xây dựng và áp dụng hiệu quả bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường… Đến năm 2025, sẽ phát triển hạ tầng đo lường quốc gia đáp ứng công nhận đủ 41 chuẩn đo lường quốc gia theo quy hoạch; công nhận ít nhất 200 phép đo hiệu chuẩn được quốc tế thừa nhận; thống nhất chung định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đo lường từ cấp quốc gia đến cấp bộ ngành, địa phương; Phát triển được ít nhất 100 chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo các loại; bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường ít nhất 10.000 cán bộ; triển khai Chương trình đảm bảo đo lường ít nhất 50.000 doanh nghiệp; triển khai áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường ít nhất 1.000 phòng thí nghiệm được công nhận trong cả nước cho các lĩnh vực đo lường. Đến năm 2030 sẽ phát triển hạ tầng đo lường quốc gia đáp ứng công nhận ít nhất 300 phép đo hiệu chuẩn được quốc tế thừa nhận; phát triển ít nhất 250 chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo các loại; bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường ít nhất 20.000 cán bộ; triển khai Chương trình đảm bảo đo lường ít nhất 100.000 doanh nghiệp; áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường ít nhất 2.000 phòng thí nghiệm được công nhận trong cả nước cho các lĩnh vực đo lường. Đề án 996 còn có những mục tiêu cụ thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp; tăng cường phát triển hạ tầng đo lường quốc gia; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường; triển khai công tác hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa…
Lớp Nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về đo lường tại tỉnh Bình Phước
Lớp Nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về đo lường tại tỉnh Bình Phước
Thực hiện Đề án 996 và các Quyết định của Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 198/KH-UBND ngày 21/6/2023 về Triển khai thực hiện Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Phước nhằm đổi mới, sửa đổi chính sách tạo thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp; tăng cường phát triển hạ tầng đo lường; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường; triển khai công tác hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa… Đến năm 2025 sẽ bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường cho ít nhất 20 cán bộ tham gia hoạt động đo lường trên địa bàn tỉnh; triển khai Chương trình đảm bảo đo lường thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp đo cho từ 02 đến 04 doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân; triển khai áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường ít nhất 01 phòng thí nghiệm được công nhận trong tỉnh cho các lĩnh vực đo lường để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về đo lường cho cơ quan quản lý nhà nước về đo lường và các tổ chức, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh Bình Phước theo quy định pháp luật… Đến năm 2030 sẽ hỗ trợ và khuyến khích xã hội hóa được ít nhất 05 chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo các loại đáp ứng nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho doanh nghiệp; bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường ít nhất 40 cán bộ tham gia hoạt động đo lường; triển khai Chương trình đảm bảo đo lường thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp đo cho 06 đến 10 doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân; triển khai áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường ít nhất 01 phòng thí nghiệm được công nhận trong tỉnh cho các lĩnh vực đo lường để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường…
Kể từ khi UBND tỉnh ban hành kế hoạch 198/KH-UBND ngày 21/6/2023 về triển khai thực hiện Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức triển khai và đạt được một số kết quả:
- Về xây dựng, ban hành bổ sung chính sách tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động đo lường; thúc đẩy xã hội hóa hoạt động đo lường: Năm 2023, Sở KH&CN đã tham gia góp ý đối với dự thảo khung chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp, nhưng đến nay Bộ Khoa học và Công nghệ chưa ban hành nên Sở Khoa học và Công nghệ chưa có căn cứ để tham mưu xây dựng.
- Về thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường: Sở Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch số 769/KH-SKHCN ngày 17/4/2024 về việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 198/KH-UBND ngày 21/6/2023 của UBND tỉnh Bình Phước về phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Phước để triển khai công tác hỗ trợ cho các đơn vị.
- Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ công tác trong lĩnh vực đo lường.
- Phổ biến Đề án 996 và Thông tư 15/2015/TT-BKHCN ngày 25/8/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường và chất lượng trong kinh doanh xăng dầu cho 230 doanh nghiệp.
- Tổ chức 04 lớp tập huấn về đảm bảo đo lường chất lượng trong kinh doanh xăng dầu cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đóng trên địa bàn tỉnh; Tổ chức 02 lớp tập huấn cho các cán bộ tham gia hoạt động đo lường (lớp Kiểm định viên cột đo xăng dầu và lớp Nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về đo lường).
- Tham dự các buổi thảo luận trực tuyến về công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng hàng quý do Uỷ ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia tổ chức.
- Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Đồng thời phối hợp với các đơn vị khác trong việc thực thi pháp luật lĩnh vực quản lý.
- Đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ các văn bản liên quan đến hoạt động đo lường để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuận tiện trong việc tiếp cận như: Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Quyết định số 3807/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 510/QĐ-BKHCN ngày 17/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Hướng dẫn xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp”; Kế hoạch 198/KH-UBND ngày 21/6/2023 của UBND tỉnh Bình Phước về việc triển khai thực hiện Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng còn tồn tại, vướng mắc: Công tác thẩm định kinh phí gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc triển khai Đề án 996 không đạt được mục tiêu đề ra; Việc triển khai các nhiệm vụ liên quan đến công tác đào tạo, tập huấn chậm, mất nhiều thời gian. Nguyên nhân những tồn tại, vướng mắc: không có cơ chế về tài chính nên đơn vị quản lý về tài chính không có cơ sở để thẩm định kinh phí; Định mức chi cho các nhiệm vụ tư vấn, đào tạo, tập huấn… luôn thấp hơn định mức do các đơn vị đào tạo đưa ra dẫn đến mất thời gian cho công tác liên quan đến thẩm định, đấu thầu...
Phương hướng, giải pháp thực hiện triển khai Đề án trong năm 2025 và các năm tiếp theo
1. Phương hướng:
- Tiếp tục triển khai một số nhiệm vụ đã được ban hành theo Kế hoạch 198/KH-UBND ngày 21/6/2023 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Vận động, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Chương trình đảm bảo đo lường theo yêu cầu.
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, các quyết định liên quan về hoạt động đo lường, Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp nhất là nhóm doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động thuộc danh mục tại Quyết định số 3807/QĐ-BKHCN.
- Cử công chức tham dự các lớp đào tạo tập huấn triển khai Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 và Quyết định số 510/QĐ-BKHCN ngày 17/3/2021 do các tổ chức có chức năng, thẩm quyền tổ chức.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan và doanh nghiệp về công tác quản lý hoạt động đo lường nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường tại địa phương.
2. Giải pháp:
- Xây dựng, ban hành bổ sung chính sách tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động đo lường.
- Tăng cường phối hợp giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và doanh nghiệp về công tác quản lý hoạt động đo lường.
- Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường cho các cán bộ, công chức, viên chức tham gia hoạt động đo lường của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và doanh nghiệp.
- Hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa thông qua hoạt động kiểm định, hiểu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp đo.
- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đo lường tiên tiến trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật hiện hành.
- Hỗ trợ tổ chức, cá nhân có liên quan, doanh nghiệp xây dựng quy trình chuẩn các thiết bị đo lường nhằm kiểm soát đo lường đối với phương tiện đo trong hệ thống sản xuất; hướng dẫn bảo quản, kiểm soát đối với chuẩn đo lường, phương tiện đo đảm bảo tính chính xác trong quá trình sử dụng.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và xã hội về hoạt động đo lường nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường.
Đề xuất, kiến nghị:
Để tiếp tục triển khai các nội dung trong Đề án 996 và nâng cao hoạt động đo lường trong thời gian tới kính đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ:
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý đo lường địa phương nắm biết và triển khai thực hiện có hiệu quả về nghiệp vụ đo lường theo Đề án trong từng giai đoạn, thời kỳ và nghiệp vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng Kế hoạch và Chương trình đảm bảo đo lường theo Quyết định số 510/QĐ-BKHCN.
- Sớm ban hành Bộ tiêu chí quốc gia đánh giá Chương trình đảm bảo đo lường và có hướng dẫn cụ thể hình thức thực hiện.
- Có văn bản hướng dẫn về chính sách hỗ trợ về đo lường, định mức kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động đo lường để hỗ trợ cho doanh nghiệp nâng cao năng lực đo lường tại địa phương./.
Trần Quang Thành- Sở KH&CN
 

Tác giả: KHCN Sở, Trần Quang Thành - SKHCN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây