*Hỗ trợ, tư vấn TTHC, dịch vụ công: 0271.1022 *Ứng cứu sự cố an ninh thông tin mạng trên địa bàn tỉnh: 0844.68.93.93 *Hỗ trợ, giải đáp chính sách thuế: 02713.879.193, 02713.888.891 *Phản ánh, kiến nghị vốn vay, hoạt động bảo hiểm ngân hàng: 02713.870.047
KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRỒNG CÂY ĂN TRÁI VÀ RAU MÀU THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP VÀ GLOBALGAP TẠI CÁC HUYỆN BIÊN GIỚI TỈNH BÌNH PHƯỚC
TS. Đàm Văn Toàn- Phó phòng QLKHCN, Sở khoa học và Công nghệ Bình Phước
Bình Phước : Cổng thông tin điện tửhttps://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png
Thứ ba - 10/10/2023 09:56
KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRỒNG CÂY ĂN TRÁI VÀ RAU MÀU THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP VÀ GLOBALGAP TẠI CÁC HUYỆN BIÊN GIỚI TỈNH BÌNH PHƯỚC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ba huyện Bù Đốp, Lộc Ninh và Bù Gia Mập là ba huyện biên giới thuộc tỉnh Bình Phước, điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số cao, chiếm gần 20% dân số của ba huyện, trình độ dân trí thấp, điều kiện tiếp cận với tiến bộ khoa học và công nghệ gặp rất nhiều khó khăn, ngành công nghiệp chậm phát triển, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Hiện nay, công tác ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn ba huyện đã được các doanh nghiệp và người dân quan tâm, chú trọng, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp và người dân ứng dụng thành công các tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh còn ít. Kinh tế chủ yếu của ba huyện là nông nghiệp nhưng đại đa số người dân trên địa bàn sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống, chưa chú trọng đến sản xuất theo các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP....... chưa chú trọng đến việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ nên nhiều sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn chưa được bảo hộ, năng suất, chất lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp chưa cao, sức canh tranh và hiệu quả kinh tế thấp.Vì vậy, để nâng cao giá trị và chất lượng một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực như các loại cây trồng trên địa bàn các huyện cần sản xuất theo các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP … đảm bảo các sản phẩm nông nghiệp đạt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, dần khẳng định được thương hiệu của các sản phẩm nông nghiệp của huyện trên thị trường. Bài viết này trình bày kết quả xây dựng mô hình trồng một số loài cây ăn trái và rau màu trên địa bàn các huyện vùng biên giới tỉnh Bình Phước theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) và thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGap) của Trung tâm Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước. II. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁPTRIỂN KHAI 2.1. Đối tượng,địa điểm triển khai * Đối tượng: Lựa chọn vườn cây ăn trái gồm các loại sau: bưởi da xanh, sầu riêng, mít, chanh, cam, xoài keo. Rau màu gồm các loại: Cải ngọt, cải xanh, cải ngồng, mồng tơi, rau dền, xà lách, tần ô, ngò rí, hành lá, cải nhúng, rau đay * Địa điểm: Dự án triển khai xây dựng mô hình tại 7 hợp tác xã trên địa bàn ba huyện biên giớ gồm Lộc Ninh, Bù Gia Mập và Bù Đốp. 2.2. Phương pháp triển khai (1) Quá trình tư vấn và chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP: Giai đoạn 1: Khảo sát, điều tra ban đầu Việc khảo sát, điều tra ban đầu có ý quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng của trang trại, phương pháp canh tác, thói quen canh tác, thói quen sử dụng phân bón và thuốc BVTV,… để ghi nhận, xem xét và có tư vấn thay đổi theo các yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP. Khảo sát để nắm các thông tin như cơ cấu tổ chức, tình trạng kiểm soát nội bộ/ quá trình triển khai, quá trình cung cấp dịch vụ.... Sau hoạt động khảo sát, điều tra ban đầu có thể đánh giá thực trạng đáp ứng ban đầu, các điểm chưa phù hợp, tư vấn các thay đổi cần thực hiện và hoạch định được kế hoạch thực hiện. Giai đoạn 2: Đào tạo, xây dựng và áp dụng thực hành Ban quản lý VietGAP của trang trại; Cán bộ kỹ thuật; Người lao động cần được đào tạo đầy đủ các quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam để có nhận thức và thực thi chuyển đổi canh tác theo VietGAP một cách thuận lợi. Ngoài ra, trang trại cần được đào tạo một đánh giá viên nội bộ để kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc tuân thủ áp dụng VietGAP tại trang trại. Sau khi được đào tạo đầy đủ về các yêu cầu trong VietGAP thì nhóm này cùng chuyên gia tư vấn sẽ triển khai xây dựng các quy trình, hướng dẫn thực hiện công việc trong trang trại cho tất cả các khâu trong trình sản xuất cũng như thiết lập biểu mẫu ghi chép giám sát, chuẩn hóa quy trình thực hiện và có hồ sơ, bằng chứng cho việc truy xuất nguồn gốc. Sau khi hệ thống quy trình hướng dẫn và biểu mẫu được chuẩn hóa sẽ được thống nhất ban hành và áp dụng cho tất cả các trang trại. Hệ thống các tài liệu và các quy trình gồm:
DANH MỤC TÀI LIỆU, QUY TRÌNH VIETGAP_TCVN 11892-1:2017
STT
Tài liệu hệ thống
1
Sổ tay VietGAP
2
Sổ nhật ký VietGAP
3
Phân tích mối nguy vùng sản xuất
4
Phân tích mối nguy an toàn vệ sinh thực phẩm
STT
Các thủ tục/ quy trình
1
Quy trình kiểm soát tài liệu, hồ sơ
2
Quy trình đánh giá nội bộ
3
Quy trình xử lý sản phẩm không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa
4
Quy trình phân tích bối cảnh và quản lý rủi ro
5
Quy trình tuyển dụng đào tạo
6
Quy trình mua hàng và đánh giá nhà cung ứng
7
Quy trình bán hàng và đo lường sư thỏa mãn của khách hàng
8
Quy trình thu hồi sản phẩm
9
Quy trình sản xuất
10
Sổ tay VietGAP
Giai đoạn 3: Kiểm tra nội bộ Khi các quy trình, hướng dẫn thực hiện, biểu mẫu ghi chép, giám sát đang được áp dụng khi cần đánh giá viên nội bộ có thể kiểm soát thường xuyên hoặc đột xuất các thao tác thực hiện của người lao động đã tuân thủ theo các quy trình, hướng dẫn thực hiện, biểu mẫu ghi chép đã được đào tạo, tập huấn. Giai đoạn 4: Đăng ký và đánh giá chứng nhận Sau khi đảm bảo các nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP, trang trại cần đăng ký với một tổ chức chứng nhận VietGAP với sự hỗ trợ để cử đoàn chuyên gia xuống đánh giá thực tế tại trang trại làm cơ sở để có chứng chỉ VietGAP để chứng minh cho người tiêu dùng và đối tác sản phẩm của trang trại đã đạt được tiêu chuẩn VietGAP khẳng định thương hiệu và chất lượng. Hoạt động đánh giá bao gồm việc đánh giá thực tế hành động canh tác trong trang trại, phỏng vấn người lao động, đánh giá sự phù hợp của quy trình, hướng dẫn đã thiết lập, kiểm tra tính đầy đủ rõ ràng của các biểu mẫu ghi chép đảm bảo thông tin truy xuất nguồn gốc, thông tin chi tiết về vật tư và hóa chất sử dụng. Cũng trong giai đoạn này mẫu sản phẩm sẽ được chuyên gia đánh giá lấy mẫu đem đi kiểm nghiệm (rau và trái cây đang chuẩn bị thu hoạch hoặc đang thu hoạch) để phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm như dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng để thẩm tra lại việc tuân thủ theo quy trình VietGAP. Nếu kết quả đánh giá thực tế và kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đạt yêu cầu thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ phù hợp với Tiêu chuẩn Quốc gia về thực hành nông nghiệp tốt VietGAP theo TCVN 11892-1:2017, Chứng chỉ này được Bộ Khoa học và Công nghệ thừa nhận và có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. (2). Tiến hành tư vấn và chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP Giai đoạn 1: Chuẩn bị điều kiện, cơ sở vật chất: Vị trí trại sản xuất; Cơ sở hạ tầng; Cơ sở vật chất; Nhân sự; Vệ sinh môi trường khu vực sản xuất, sơ chế, bảo quản. Giai đoạn 2: Xây dựng bộ tài liệu: “Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GlobalGAP”: Xây dựng kế hoạch HACCP; sổ tay chất lượch; quy trình kiểm soát tài liệu; quy trình kiểm soát hồ sơ; quy trình khắc phục phòng ngừp; quy trình truy tìm nguồn gốc sản pgốc; quy trình đánh giá chất lượng nộilượ; quy trình đàotrìn; quy trình vệ sinh chuẩn SSOc; quy trình sảntrình; quy trình hiệu chuẩh; quy trình quy định mua hàng mua; quy trình xem xét hệ thxét; quy trình khiếu nại khách hànk; quy trình đánh giá môi trường, rtrườn; thủ tục quản lý an ninh; Sổ nhật ký theo dõi quá trình sản xuất; Sổ tổng hợp các biểu mẫu mua hàng hóa và SSOP Giai đoạn 3: Vận hành vào sản xuất: Tuân thủ áp dụng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn Global GAP và kế hoạch HACCP để kiểm soát quá trình sản xuất. Tiến hành ghi chép đầy đủ các hồ sơ: Sổ nhật ký theo dõi quá trình sản xuất, hồ sơ vệ sinh SSOP, hồ sơ theo dõi nhập xuất hàng hóa,… Giai đoạn 4: Đánh giá nội bộ Giai đoạn 5: Đánh giá chính thức III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả xây dựng các mô hình trồng cây ăn trái và rau màu theo Tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP trên địa bàn ba huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập được thể hiện ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2. Bảng 3.1. Danh sách các HTX, chủng loại sản phẩm, diện tích được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP
Bảng 3.2. Danh sách các HTX, chủng loại sản phẩm, diện tích được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP
STT
Tên cơ sở
Diện tích (ha)
Chủng loại sản phẩm
Số thành viên
Địa chỉ sản xuất
Số, ngày ban hành quyết định
1
HTX Bưởi Da xanh Bù Đốp
40
Bưởi Da xanh
18
Xã Tân Tiến huyện Bù Đốp
2655/QĐCN-IQC-GG, ngày 28/4/2022
2
HTX TM DV Phước Thiện
35
Mít ruột đỏ
22
Xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp
2656/QĐCN-IQC-GG, ngày 28/4/2022
Việc sản xuất theo hướng VietGAP, Global GAP giúp tạo ra các sản phẩm nông nghiệp bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, sức khỏe người tiêu dùng và truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm. Ðặc biệt, sản xuất theo hướng VietGAP, Global GAP sẽ tiết kiệm được chi phí do sử dụng các nguồn vật tư đầu vào, quản lý sản xuất hiệu quả hơn thông qua đánh giá nội bộ và cải tiến các điểm chưa phù hợp trong hệ thống quản lý. Từ đó làm tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người nông dân. Hơn nữa tiêu chuẩn Global GAP được xây dựng để áp dụng cho sản xuất nông nghiệp trên toàn cầu. Trọng tâm của tiêu chuẩn này là hướng đến sản xuất sạch, truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm. Do đó, nhữngphẩm nông nghiệp đãđược chứng nhận Global GAP và VietGAP ở trên sẽ có lợi thế trong việc xây dựng thương hiệu và cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. IV. KẾT LUẬN Trung tâm Khoa học và Công nghệ đã tổ chức xây dựng thành công 70 ha bưởi da xanh và mít ruột đỏ của 2 HTX gồm 40 thành viên được cấp Giấy chứng nhận đạt Tiêu chuẩn GlobalGAP; 78,5ha với 8 loài cây ăn trái gồm Sầu riêng, Bưởi, Quýt, Cam, Xoài, Chanh, mít và Xoài keo của 4 HTX với 31 thành viên được chứng nhận đạt Tiêu chuẩn VietGAP, 2,5ha gồm 11 loại rau màu của 8 thành viên được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Việc được cấp Giấy chứng nhận đạt Tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đã khẳng định được chất lượng và thương hiệu các sản phẩm của các hợp tác xã, nhất là việc được cấp Giấy chứng nhận đạt Tiêu chuẩn Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu GlobalGAP – đây sẽ là “Giấy thông hành” để sản phẩm của các HTX có thể đến với người tiêu dùng các nước trên thế giới, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho người sản xuất, từng bước nâng cao đời sống của người dân, nhất là người dân khu vừng biên giới, vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Tác giả: TS. Đàm Văn Toàn- Phó phòng QLKHCN, Sở khoa học và Công nghệ Bình Phước