Bình Phước : Cổng thông tin điện tửhttps://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png
Thứ năm - 08/08/2024 16:52
Sáng ngày 08/8/2024, tại phòng họp Sở Công Thương, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng - Vụ Thị trường trong nước – Trưởng đoàn đã làm việc với Sở Công Thương tỉnh Bình Phước và tham quan một số cơ sở, doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 194/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030.
Ông Vũ Ngọc Long Giám đốc Sở Công Thương đã báo cáo thực hiện Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 29/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 trong thời gian qua.
Triển khai thực hiện các các cơ chế, chính sách của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, đến nay toàn tỉnh hiện có 260 chuỗi liên kết tập trung tại các trang trại lĩnh vực chăn nuôi gia công, Hồ tiêu có khoảng 60 đơn vị (HTX, THT, Câu lạc bộ) tham gia chuỗi liên kết với Công ty Nesdpice; 10 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu Điều tham gia liên két với khoảng 24 đơn vị (HTX, THT, trang trại) diện tích liên kết 3.500 ha đạt chứng nhận hữu cơ Mỹ/EU; trái cây có khoảng 20 doanh nghiệp tham gia liên với khoảng 30 đơn vị (HTX, THT, trang trại). Về nhãn hiệu: có 05 nhãn hiệu được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm: chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước”, nhãn hiệu tập thể “Hồ tiêu Lộc Ninh”; nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Bình Phước”; nhãn hiệu tập thể “Gà thả vườn Thanh Lương” và “Nhãn tiêu da bò Thanh Lương”. Về hương hiệu: Hiện trong tỉnh chỉ có “Điều Bình Phước” được biết đến là thương hiệu điều có chất lượng cao. Về cấp mã vùng trồng phục vụ xuất khẩu đến nay tỉnh đã cấp được 19 mã số cơ sở với diện tích 1997,8 ha, sản lượng khoảng 223.539 tấn/năm (trong đó có:18 mã số đi thị trường Trung Quốc gồm Chuối 5 mã số (1.025ha), Mít 2 mã số (97ha), Sầu riêng 10 mã số (669,2ha) và Bơ 01 mã số (164 ha ); đi thị trường Mỹ 01 mã số (10 ha) Thanh Long và 4 cơ sở đóng gói trung bình 40-160 tấn/ngày/cơ sở (gồm: 3 cơ sở chuối và 01 sầu riêng). Bên cạnh đó, Lãnh đạo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp đã báo cáo về tình hình thực hiện, vận hành Sàn giao dịch nông sản tỉnh Bình Phước. Đến nay, có 99 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh với 390 sản phẩm. Đa số thành viên tham gia là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ yếu là ngành sản xuất chế biến hạt điều. Bên cạnh kết quả đath được thì công tác vận hành sàn còn một số khó khăn như chưa khai thác hết tính hiệu quả của Sàn, Nguồn nhân lực vận hành Sàn còn mỏng, do đó có lúc chưa kịp thời cập nhật thông tin cũng như khắc phục sự cố xảy ra. Đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Bình Phước đã đạt được trong thời gian qua. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng - Vụ Thị trường trong nước cho rằng để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệuquả Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030, trong thời gian tới, Sở Công Thương cần phối hợp với các ngành tiếp - Tiếp tục tham mưu tỉnh triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển hệ thống thương mại, thương mại điện tử và thương mại biên giới tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 theo Phương án phát triển thương mại đã được tích hợp vào quy hoạch tỉnh. Tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ Doanh nghiệp, Hợp tác xã đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển, mở rộng thị trường trong nước gắn với đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu. Tiếp tục triển khai thực hiện các đề án xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, triển khai xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, góp phần gia tăng uy tín của nhà sản xuất chân chính. Thường xuyên rà soát hệ thống chủ trương, chính sách, quy định quản lý nhà nước về đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh. Phối hợp với các Sở, ban ngành và địa phương tham mưu việc lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách địa phương, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn xã hội hoá để đầu tư phát triển chợ và các cửa hàng tiện lợi… nhằm đảm bảo các điều kiện mua bán của người dân và phát triển các hệ thống phân phối trên địa bàn.