Văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 08/2021

Thứ năm - 21/10/2021 14:44
(CTTĐTBP) - Bộ Tư pháp vừa ra thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 08/2021.

DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH


Trong tháng 08/2021, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như sau:

Các Nghị định của Chính phủ:

1. Nghị định số 77/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 08năm 2021 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo;

2. Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;

3. Nghị định số 79/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 08 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ;

4. Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 08 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

5. Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 08 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

1. Quyết định số 26/2021/QĐ-TTg ngày 12 tháng 08 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.

HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Nghị định số 77/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2021 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành (ngày 01 tháng 08 năm 2021).

Chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo quy định tại Nghị định này được áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới theo quy định của Chính phủ.

Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và các văn bản hướng dẫn Nghị định hết hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và các văn bản hướng dẫn thi hành, tiếp tục quy định chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới theo quy định của Chính phủ, đảm bảo phù hợp với Luật Giáo dục năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020).

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 08 Điều quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo, cụ thể: (1) Phạm vi điều chỉnh; (2) Đối tượng áp dụng; (3) Thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên; (4) Mức phụ cấp thâm niên; (5) Nguồn kinh phí thực hiện; (6) Hiệu lực thi hành; (7) Điều khoản chuyển tiếp; (8) Trách nhiệm thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập) đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

2. Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2021.

Nghị định này thay thế Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai; Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai.

Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh đã được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2019 và Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 hoàn thiện tổ chức và hoạt động của quỹ theo quy định tại Nghị định này trước ngày 01 tháng 01 năm 2022.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 94/2014/NĐ-CP và Nghị định số 83/2019/NĐ-CP, bảo đảm phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đề điều năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021).

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 Chương và 26 Điều về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương; (3) Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh; (4) Quy trình điều tiết quỹ phòng, chống thiên tai; (5) Trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức và cá nhân; (6) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống, hoạt động hoặc tham gia phòng, chống thiên tai tại Việt Nam.

3. Nghị định số 79/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 08 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2021.

Chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, cơ chế tài chính, điều kiện cho vay lại trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Đối với các khoản nợ vay lại quá hạn của các chương trình, dự án vay vốn ODA và ưu đãi nước ngoài phát sinh trước ngày Luật Quản lý nợ công năm 2009 có hiệu lực nhưng đến nay vẫn chưa xử lý dứt điểm được, cơ quan cho vay lại xây dựng phương án xử lý rủi ro đối với từng trường hợp cụ thể, gửi Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 về cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ; (2) Bãi bỏ khoản 3 Điều 17; (3) Hiệu lực thi hành; (4) Trách nhiệm thi hành.

Ban hành kèm theo Nghị định 01 Phụ lục sửa đổi, bổ sung Điều 3 Phụ lục II tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP.

4. Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 08 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 và thay thế Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

c) Nội dung cụ thể: Nghị định gồm 06 Chương và 35 Điều quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa; (3) Hỗ trợ công nghệ, thông tin, tư vấn và phát triển nguồn nhân lực; (4) Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; (5) Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh; (6) Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; (7) Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; (8) Hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; (9) Tổ chức thực hiện; (10) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Điều 5 Nghị định này; (2) Cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ban hành kèm theo Nghị định 01 Phụ lục về Mẫu tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và đề xuất nhu cầu hỗ trợ.

5. Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 08 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 và thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 và Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP .

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm tiếp tục quy định vềcơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, đảm bảo phù hợp với Luật Giáo dục năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020).

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 Chương và 33 Điều quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Quy định về học phí; (3) Thu, quản lý và sử dụng học phí; (4) Chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí; (5) Quy trình thủ tục thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và phương thức chi trả; (6) Lập, phân bổ dự toán, quyết toán kinh phí miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ đóng học phí; (7) Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo khi thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu; (8) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh (sau đây gọi chung là người học) đang học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp; các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Ban hành kèm theo Nghị định 10 Phụ lục, cụ thể: (1) Danh mục vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; (2) Đơn đề nghị miễn, giảm học phí; (3) Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập; (4) Đơn đề nghị miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập; (5) Đơn đề nghị miễn, giảm học phí; (6) Đơn đề nghị chi trả tiền miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí; (7) Đơn đề nghị chi trả tiền miễn, giảm học phí; (8) Giấy xác nhận; (9) Dự toán kinh phí cấp bù tiền miễn, giảm học phí; (10) Tổng hợp dự toán kinh phí cấp bù tiền miễn, giảm học phí.

6. Quyết định số 26/2021/QĐ-TTg ngày 12 tháng 08 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 và thay thế Quyết định số 31/2017/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Quyết định số 31/2017/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, đảm bảo phù hợp với Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần (có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 2 năm 2021).

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 05 Điều về danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, cụ thể: (1) Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; (2) Danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần và tỷ lệ cổ phần do Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp sau chuyển đổi; (3) Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức, cá nhân liên quan; (4) Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; (5) Trách nhiệm thi hành./.

Tác giả: Thanh Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3,875
  • Hôm nay95,619
  • Tháng hiện tại10,949,991
  • Tổng lượt truy cập456,345,113
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây