Quyết liệt, đồng bộ kiểm soát, phòng chống bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò

Thứ tư - 11/08/2021 09:22
(CTTĐTBP) - Khẩn trương thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng chống bệnh viêm da nổi cục (VDNC) ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh. Đó là yêu cầu của UBND tỉnh tại Công văn 2666/UBND-KT ngày 9/8/2021.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố (UBND cấp huyện) và thủ trưởng các sở, ngành liên quan khẩn trương thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng chống bệnh VDNC ở trâu, bò theo quy định của pháp luật về thú y, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 18/01/2021, Công văn số 1688/UBND-KT ngày 25/5/2021, Công văn số 2147/UBND-KT ngày 30/6/2021 và Kế hoạch số 229/KH-UBND ngày 06/07/2021 của UBND tỉnh.

Đồng thời, tập trung, chú trọng thực hiện một số nội dung sau: Tại các địa phương đang có dịch bệnh, UBND cấp huyện tập trung các nguồn lực và bố trí kinh phí để tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp xử lý dứt điểm ổ dịch tại các xã phát sinh dịch bệnh. Tiếp tục tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh động vật ở từng xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Thành lập tổ công tác trực tiếp xuống xã có dịch đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp chống dịch, không để dịch tiếp tục phát sinh và lây lan.

Khẩn trương hoàn thành công tác tiêm vắc xin khẩn cấp phòng chống dịch bệnh VDNC cho đàn trâu, bò trên địa bàn theo Kế hoạch số 33/KH-SNN- CNTY ngày 29/07/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tiêm vắc xin cấp bách phòng chống bệnh VDNC ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh năm 2021. Nếu huyện, thị xã, thành phố nào chậm triển khai tiêm phòng vắc xin sau khi đã tiếp nhận từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y và để xảy ra dịch bệnh, phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động giám sát trâu, bò có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Hàng ngày, tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng khu vực nuôi; chú trọng sử dụng hóa chất đặc hiệu để tiêu diệt côn trùng ruồi, muỗi, ve, mòng; thực hiện tốt “5 không”: Không giấu dịch; Không mua bán, vận chuyển trâu, bò bệnh, trâu, bò chết; Không giết mổ, tiêu thụ thịt trâu, bò bệnh, trâu, bò chết; Không vứt xác trâu, bò ra ngoài môi trường; Không chăn thả rông trâu, bò bị bệnh chung trên đồng cỏ. Tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho lực lượng thú y và lực lượng khác cấp huyện, cấp xã tham gia công tác phòng chống dịch bệnh động vật, kiểm soát giết mổ trên địa bàn nhằm đảm bảo nguồn nhân lực nòng cốt tại địa phương phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh động vật./.

Tác giả: Thanh Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3,498
  • Hôm nay7,213
  • Tháng hiện tại17,829,549
  • Tổng lượt truy cập477,722,236
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây