Triển khai ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp

Thứ hai - 24/07/2023 15:52
(CTTĐTBP) - Ngày 24/7, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 234/KH-UBND triển khai thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực tỉnh Bình Phước giai đoạn 2023-2030.

Việc thúc đẩy ứng dụng IPHM nhằm chủ động phòng chống sinh vật gây hại (SVGH) cây trồng, giảm chi phí đầu vào, giảm hóa chất độc hại, giảm phát thải khí nhà kính, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phấn đấu đến năm 2030, đạt 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có đội ngũ nông dân nòng cốt có hiểu biết, kỹ năng và ứng dụng hiệu quả IPHM, có khả năng hướng dẫn nông dân khác ứng dụng IPHM, đánh giá hiệu quả và phổ biến kết quả cho cộng đồng. Phấn đấu 90% nông dân được tuyên truyền và nắm vững được các nguyên tắc trong IPHM để áp dụng vào sản xuất. Phấn đấu có 90% diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả, ứng dụng IPHM; cây công nghiệp đạt 70% diện tích ứng dụng IPHM, trên những diện tích ứng dụng giảm 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật và 30% lượng phân bón hóa học. Phấn đấu trên 90% số xã thực hiện thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật, bao bì phân bón sau sử dụng đúng theo quy định. Đào tạo giảng viên, hướng dẫn viên.
 
Để đặt được những mục tiêu đã đề ra, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Trong đó, tăng cường ứng dụng công nghệ số trong công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các cấp, các ngành và cộng đồng về IPHM. Phổ biến các hình thức sinh hoạt cộng đồng (sinh hoạt câu lạc bộ, hợp tác xã; hội thảo đầu bờ, các buổi tọa đàm đầu vụ, tập huấn...) để người sản xuất trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tương tác với các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng IPHM và khả năng tiếp cận thị trường. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi kết quả và kinh nghiệm ứng dụng IPHM tới cộng đồng thông qua việc tổ chức hội nghị đầu bờ, các phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép trong nội dung sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể.

Lồng, ghép tuyên truyền, phổ biến IPHM trong thực hiện các gói giải pháp kỹ thuật 3G3T (Giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh, giảm lượng phân đạm; tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo, tăng hiệu quả kinh tế), 1P5G (Phải sử dụng giống lúa xác nhận; giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng phân đạm (N), giảm lượng nước (tiết kiệm nước), giảm thất thoát sau thu hoạch); giảm giá thành sản xuất, sản xuất an toàn VietGAP, nông nghiệp hữu cơ...

Đồng thời, đào tạo, tập huấn về IPHM cho đội ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật, cho Phòng Nông nghiệp/Kinh tế và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp tỉnh và cấp huyện. Cử cán bộ tham gia đào tạo giảng viên IPHM Quốc gia để phát triển lực lượng giảng viên IPHM cấp tỉnh; giảng viên IPHM cấp tỉnh đào tạo, tập huấn hướng dẫn viên cộng đồng và lực lượng nông dân nòng cốt cho cấp xã. Hướng dẫn viên cộng đồng giúp cho chính quyền, các tổ chức đoàn thể tổ chức triển khai các hoạt động ứng dụng IPHM ở các xã. Nông dân nòng cốt được đào tạo, tập huấn để có thể trực tiếp hướng dẫn người sản xuất cùng ứng dụng các kỹ thuật IPHM.

Xây dựng mô hình ứng dụng IPHM làm cơ sở để nhân rộng ứng dụng IPHM trong thực tế sản xuất, gắn sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; tăng cường mở rộng ứng dụng kỹ thuật giảm giá thành trong sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính. Triển khai đồng bộ các hoạt động ứng dụng IPHM từ tỉnh đến huyện, xã; huy động sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, các doanh nghiệp, hợp tác xã... gắn sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Nhân rộng mô hình “Nông dân hướng dẫn nông dân” thông qua thực nghiệm ứng dụng IPHM thực tế trên đồng ruộng.

Bên cạnh đó, ứng dụng các loại giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương để chủ động phòng chống SVGH. Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nhân giống sạch bệnh để phục vụ sản xuất. Nguyên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật, tác nhân sinh học phòng chống SVGH, phân bón vi sinh. Ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, điều tra phát hiện, dự tính dự báo đề phòng chống SVGH trên cây trồng. Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ để bảo vệ sức khỏe đất, nguồn nước, giảm phát thải khí nhà kính./.

Tác giả: Thanh Tuyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập890
  • Hôm nay227,282
  • Tháng hiện tại10,003,362
  • Tổng lượt truy cập493,866,800
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây