Triển khai kịch bản đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch bệnh Covid-19 có biến chủng mới

Thứ năm - 18/01/2024 09:39
(CTTĐTBP) - Ngày 17/01/2024, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND triển khai kịch bản đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch bệnh Covid-19 có biến chủng mới nguy hiểm, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế tại tỉnh Bình Phước. 

Việc triển khai kịch bản nhằm nâng cao năng lực ứng phó, sẵn sàng đáp ứng phù hợp, hiệu quả trong tình huống dịch Covid-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế. Bảo đảm kiểm soát dịch hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp mắc bệnh nặng, tử vong do dịch Covid-19, tránh quá tải hệ thống y tế, góp phần khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

Để kịch bản được đảm bảo triển khai hiệu quả, UBND tỉnh yêu cầu các cấp chính quyền ban hành, triển khai kế hoạch, kịch bản phòng, chống trong tình huống dịch Covid-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn có khả năng lây lan nhanh hơn, có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến số mắc, số ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế tỉnh Bình Phước. Bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng Covid-19, với trên 80% nhóm dễ bị tổn thương và đối tượng nguy cơ cao (trên 50 tuổi, người mắc bệnh nền, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, cán bộ y tế và tuyến đầu) được tiêm vắc xin phòng Covid-19 biến thể mới (nếu có).

Thực hiện việc giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ dịch Covid19 như: đạt >95% số người nhập cảnh qua cửa khẩu từ các quốc gia ghi nhận biến thể nguy hiểm được khai báo y tế, giám sát, phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ, lấy mẫu xét nghiệm, chẩn đoán kịp thời; 100% các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc giám sát, phát hiện, báo cáo các trường hợp mắc mới hằng ngày; 100% các ổ dịch được giám sát, khoanh vùng, xử lý triệt để; 100% các ổ dịch bất thường (có sự lây lan nhanh, xảy ra trên diện rộng, tỷ lệ bệnh nặng cao) được giám sát, lấy mẫu đại diện để giải trình tự gen phát hiện biến thể nguy hiểm của vi rút SARS-CoV-2.

Giảm tỷ lệ tử vong do Covid-19/1 triệu dân xuống mức thấp hơn mức trung bình của Châu Á. Tất cả người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp: >95% người dân trong vùng nguy cơ cao thực hiện 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế) theo khuyến cáo của Bộ Y tế và quy định cụ thể của địa phương;  >95% người mắc bệnh tuân thủ việc cách ly và được tiếp cận với dịch vụ khám, điều trị phù hợp; 100% các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, người lao động tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.

Bảo đảm năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến. 100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên được tăng cường số giường bệnh và bảo đảm đủ số giường hồi sức tích cực theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 100% cơ sở y tế công lập và ngoài công lập (bao gồm cả cơ sở y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh) có kế hoạch huy động, phân công các đơn vị tham gia phòng, chống dịch Covid-19. 100% người mắc Covid-19 diễn biến nặng, nguy kịch được điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định. Đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Bảo đảm năng lực đáp ứng phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh 100% các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có kế hoạch, phương án bảo đảm cơ sở vật chất, chăm sóc y tế, cách ly, điều trị tại chỗ người mắc Covid-19. Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương bởi dịch Covid-19 100% các đối tượng dễ bị tổn thương (người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị...) đều được tiếp cận các dịch vụ y tế khi có nhu cầu.

Thường xuyên, kịp thời cung cấp thông tin, bảo đảm người dân được thông tin đầy đủ, chính xác, minh bạch, kịp thời về tình hình dịch và các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 an toàn. Chủ động cung cấp thông tin, thực hiện truyền thông nguy cơ phòng, chống dịch Covid-19, với nguyên tắc kịp thời, chính xác, minh bạch, hiệu quả, đồng bộ, giúp định hướng dư luận để tạo sự đồng thuận, tạo niềm tin xã hội trong tổ chức triển khai thực hiện; quản lý và xử lý kịp thời các khủng hoảng truyền thông liên quan đến công tác phòng, chống dịch và tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 an toàn. 100% các cơ sở y tế và các đơn vị liên quan triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và chia sẻ thông tin về số mắc, tử vong, vắc xin, xét nghiệm, điều trị, hậu cần, theo dõi người tiếp xúc, quản lý việc thu thập mẫu bệnh phẩm và báo cáo kết quả xét nghiệm, ứng dụng để khai báo, hỗ trợ và quản lý người mắc Covid-19.

Đồng thời, phải bảo đảm duy trì các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu 100% các cơ sở y tế duy trì thường xuyên, liên tục các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu (thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân; thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng; phòng, chống, quản lý các bệnh không lây nhiễm; chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau sinh; chăm sóc trẻ sơ sinh; cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình).

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng yêu cầu các cấp chính quyền tập chung trọng tâm vào 6 nhiệm vụ và giải pháp sau: triển khai công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; công tác chuyên môn; công tác truyền thông; tổ chức tập huấn, đào tạo cho cán bộ y tế về kỹ thuật mới; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và chia sẻ thông tin; công tác hậu cần.

Trong đó, đối với công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành cần chư trọng kích hoạt kế hoạch đáp ứng với tình huống xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng lây lan nhanh hơn, có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến số mắc, số ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.

Triển khai thực hiện 3 trụ cột trong phòng, chống dịch Covid-19: cách ly nhanh nhất, hẹp nhất, nghiêm ngặt nhất có thể; có mục tiêu và lộ trình để có giải pháp phù hợp, hiệu quả để sớm kết thúc cách ly, phong tỏa; xét nghiệm thần tốc, nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch, bảo đảm khoa học, hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế; điều trị tích cực từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở, góp phần giảm chuyển nặng, giảm tử vong. Đồng thời thực hiện hiệu quả phương châm 2K + vắc xin + điều trị + công nghệ + đề cao ý thức người dân + các biện pháp cần thiết khác; kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh (Ban Chỉ đạo tỉnh)...

Về công tác chuyên môn, đặc biệt  là công tác tiêm vắc xin cần tiến hành rà soát, ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong thời gian ngắn nhất cho khu vực nguy cơ cao (nơi có nguy cơ bùng phát dịch lớn xảy ra, tốc độ lây lan nhanh), các đối tượng nguy cơ cao (người trên 50 tuổi, người mắc bệnh nền mạn tính, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai, cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch). Huy động mọi nguồn lực để tổ chức tiêm vắc xin một cách nhanh nhất, đạt tỷ lệ bao phủ cao.

Đối với công tác truyền thông chú trọng cung cấp kịp thời thông tin về diễn biến dịch, biến thể mới, tình hình dịch bệnh, công tác phòng, chống dịch, tình hình điều trị bệnh nhân, triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Cập nhật, bổ sung các thông điệp, khuyến cáo phòng, chống dịch phù hợp tình hình dịch, truyền thông kịp thời đến người dân, đặc biệt là các khu vực có dịch bùng phát. Truyền thông các khuyến cáo, hướng dẫn, vận động người dân tham gia tiêm vắc xin phòng Covid-19 mới (nếu có). Đa dạng hóa các loại hình truyền thông, phát huy vai trò các Tổ Covid-19 cộng đồng, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội tại địa phương, để phổ biến các khuyến cáo, biện pháp phòng, chống dịch đến tận hộ gia đình. Thường xuyên theo dõi dư luận xã hội và các thông tin trên mạng xã hội, quản trị và xử lý kịp thời các thông tin sai lệch, tin giả, tin đồn liên quan đến công tác phòng, chống dịch và tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.
 
Tình huống dịch bệnh: xuất hiện biến thể mới nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh hơn, có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến số mắc, số ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực hệ thống y tế của tỉnh Bình Phước. 

Tiêu chí: Về vi rút, biến thể mới của vi rút có sự tăng độc lực và ảnh hưởng tới hiệu quả của vắc xin, dịch bệnh có xu hướng gia tăng đột biến về số mắc, số trường hợp nặng và tử vong.

Về vắc xin phòng Covid-19, vắc xin hiện tại giảm hoặc mất hiệu quả với biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2.

Tình hình dịch: Số mắc, số ca nặng và tử vong tăng nhanh. Tỷ lệ ca mắc mới trong tuần trên địa bàn tỉnh Bình Phước ≥ 450/100.000 dân.Tỷ lệ ca bệnh phải thở ô xy trung bình trong 7 ngày ghi nhận trên địa bàn tỉnh Bình Phước ≥ 32/100.000 người.

Vượt quá năng lực của hệ thống y tế của tỉnh, thiếu giường điều trị, người dân không được tiếp cận để tư vấn điều trị: Tỷ lệ giường bệnh dành cho người bệnh Covid-19 còn trống tại các cơ sở thu dung, điều trị trên địa bàn tỉnh Bình Phước ≤10/100.000 dân tại thời điểm đánh giá. Tỷ lệ giường điều trị tích cực (ICU) có đủ nhân viên y tế phục vụ <4/100.000 dân.

Tác giả: Hải Hoà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,018
  • Hôm nay378,286
  • Tháng hiện tại10,202,548
  • Tổng lượt truy cập455,597,670
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây