Tạo đột phá xây dựng chính quyền số

Thứ hai - 16/09/2024 10:49
(CTTĐTBP) - Thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh, ngay sau khi Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/5/2021 về chuyển đổi số (CĐS) đến năm 2025, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện nghị quyết với quyết tâm đột phá về xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện CĐS, xây dựng đô thị thông minh và nền kinh tế số góp phần phát triển kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh của tỉnh.

CĐS với mục tiêu: Đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của các cơ quan, đơn vị và địa phương, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Bình Phước cơ bản hình thành chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số. Sau 3 năm thực hiện, Bình Phước đã đạt một số kết quả ban đầu đáng khích lệ.

Ngày 9/9/2020, Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) tỉnh Bình Phước đưa vào vận hành chính thức

Về mục tiêu xây dựng chính quyền số, đến nay Bình Phước đã hoàn thành 3/3 nội dung đề ra như: Triển khai trục kết nối dữ liệu liên thông; triển khai Cổng dịch vụ công (DVC) tỉnh tích hợp và đồng bộ dữ liệu lên Cổng DVC quốc gia; phát hành văn bản điện tử có ký số cấp tỉnh đạt 100%, cấp huyện đạt 90%, cấp xã đạt 85%. Trên 90% cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố được đào tạo, tập huấn về kỹ năng công nghệ thông tin và CĐS.

Các hoạt động CĐS luôn được tỉnh đẩy mạnh và thu hút sự quan tâm hưởng ứng, tham gia của các cấp, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp

Về mục tiêu phát triển xã hội số, Bình Phước đã hoàn thành 4/4 nội dung đề ra như: Mọi người dân và doanh nghiệp đều có định danh điện tử VNeID, kho dữ liệu điện tử khi thực hiện DVC trực tuyến; thanh toán không dùng tiền mặt; các điểm công cộng, đường giao thông, tuyến biên giới, từng khu phố, khu dân cư đều lắp camera giám sát an ninh, trật tự công cộng. Tỉnh đã thành lập 111 tổ công nghệ số cộng đồng và triển khai Đề án 06 cấp xã với 1.680 thành viên, 843 tổ công nghệ số cộng đồng và triển khai Đề án 06 tại thôn/ấp/khu phố với 5.963 thành viên cùng tham gia công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về CĐS và Đề án 06.

Về mục tiêu phát triển kinh tế số, gồm 2 chỉ số đều chưa đạt. Mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GRDP: Tính đến tháng 8-2024, kinh tế số chiếm khoảng 9,6% GRDP. Mục tiêu tỷ trọng kinh tế số của mỗi ngành chiếm từ 7-10% trong tổng GRDP của tỉnh. Theo thống kê của ngành công thương, tính đến năm 2023, tỷ trọng kinh tế số mỗi ngành ở Bình Phước mới đạt 5%. Do nhiều lý do, cả 2 mục tiêu về kinh tế số dự báo sẽ không đạt kế hoạch đề ra vào năm 2025.

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, các mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản đã hoàn thành, còn 2 mục tiêu về kinh tế số cần phải phấn đấu nhiều hơn. Nhận thức về CĐS đã thấm sâu rộng vào các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp; các cấp lãnh đạo đã xem CĐS là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, tổ chức mình. Hạ tầng số từng bước mở rộng, nâng cấp và hoàn thiện. Công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin được quan tâm triển khai các giải pháp cơ bản, có sự phối hợp giữa các lực lượng.

Từ những kết quả triển khai, tỉnh Bình Phước được các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá tích cực, cụ thể qua các giải thưởng và xếp hạng như: Thành phố Đồng Xoài vinh dự được trao giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam năm 2022; Sở Thông tin và Truyền thông được vinh danh ở hạng mục “Cơ quan nhà nước CĐS xuất sắc” năm 2023. Năm 2024, tỉnh Bình Phước được Hiệp hội Công nghiệp máy tính châu Á - châu Đại Dương (ASOCIO) lựa chọn vinh danh Giải thưởng Chính quyền số ASOCIO DX Award 2024. Xếp hạng mức độ CĐS cấp tỉnh (DTI): Năm 2020, Bình Phước xếp thứ 25/63 tỉnh, thành phố; năm 2021 xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố; năm 2022 xếp 12/63 tỉnh, thành phố (năm 2023 chưa công bố).

Các kết quả bước đầu khá quan trọng, làm tiền đề cho sự phát triển, bứt phá trong thời gian tới. Để tiếp tục phát huy thành quả và liên tục trong CĐS, hướng đến mục tiêu chuyển đổi xanh, một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới cần tập trung vào 3 trụ cột chính như sau: Về hạ tầng số, tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện hệ thống truyền dẫn cáp quang nội tỉnh, liên tỉnh, nâng cao tốc độ, băng thông đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của tỉnh. Cải tạo mạng di động toàn diện, tắt sóng 2G, nâng cấp mở rộng vùng phủ sóng mạng 4G, lắp đặt mạng 5G tại các đô thị và khu công nghiệp, phủ sóng khu vực biên giới và các vùng lõm sóng. Thực hiện kéo cáp quang đến hộ gia đình đạt hơn 90%. Phổ cập điện thoại thông minh cho người dân đạt hơn 90%. Nâng cấp Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh (DC-Data Center) đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đảm bảo triển khai các nhiệm vụ của chính quyền số.

Giải pháp công nghệ số "Hệ thống thông tin nguồn tỉnh Bình Phước" được nhận Giải thưởng CĐS Việt Nam năm 2023 ở hạng mục "Cơ quan nhà nước CĐS xuất sắc"

Về nền tảng số, tiếp tục hoàn thiện các nền tảng dùng chung để triển khai toàn tỉnh như: Nền tảng cổng DVC trực tuyến, một cửa điện tử; nền tảng họp trực tuyến; nền tảng quản lý văn bản và điều hành công việc; nền tảng IOC; nền tảng SOC; nền tảng quản lý giáo dục, y tế… Bổ sung các nền tảng quản lý chuyên ngành còn thiếu như tài nguyên và môi trường, xây dựng, lao động, việc làm… Mở rộng chia sẻ dữ liệu để người dân, doanh nghiệp ứng dụng vào đời sống, kinh doanh.

Về nguồn nhân lực, đây là điểm yếu của tỉnh khi triển khai thực hiện CĐS. Do đó, cần quan tâm phát triển, củng cố nguồn nhân lực công nghệ thông tin trên cơ sở tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của các tập đoàn, doanh nghiệp cung cấp, triển khai các dịch vụ CĐS để hỗ trợ triển khai, đào tạo cho nguồn nhân lực thực hiện tại các cơ quan, tổ chức. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn ngắn hạn công nghệ thông tin cho đội ngũ làm công tác chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ CĐS ở các cơ quan, đơn vị. Phát huy hiệu quả của tổ công nghệ số cộng đồng, qua đó lan tỏa kỹ năng, kiến thức cho người dân, đặc biệt là kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống như: Thực hiện DVC trực tuyến, thanh toán điện tử, giao dịch điện tử, thương mại điện tử, học trực tuyến, giải trí trực tuyến lành mạnh…

Ngoài ra, việc thực thi và cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương tới các cơ quan, đơn vị trong thời gian tới cũng góp phần quan trọng thúc đẩy CĐS, chuyển đổi xanh. Chú trọng công tác thông tin tuyên truyền để lan tỏa kiến thức, kỹ năng trong thời đại 4.0 cho người dân và doanh nghiệp.

CĐS là công cuộc lâu dài, là nhiệm vụ của mọi cơ quan, tổ chức và người dân, doanh nghiệp trong thời đại 4.0. Để Bình Phước phát triển sánh vai cùng các tỉnh, thành trong cả nước thì việc CĐS là yếu tố then chốt, có tính chất “đi tắt, đón đầu” nhằm khắc phục các yếu điểm của tỉnh về vị trí địa lý, về xuất phát điểm để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn khoảng cách thu nhập bình quân, phát huy các lợi thế tiềm năng về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm công, nông nghiệp của tỉnh.

Ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông
 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4,041
  • Hôm nay263,022
  • Tháng hiện tại7,397,797
  • Tổng lượt truy cập452,792,919
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây