Tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Thứ sáu - 20/12/2024 14:47
(CTTĐTBP) - Ngày 19/12/2024, UBND tỉnh ban hành Công văn số 5345/UBND-KGVX về việc thực hiện Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các huyện thị, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung, nhiệm vụ của ngành, địa phương theo Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm; Kế hoạch số 270/KH-UBND ngày 24/8/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Đồng thời, tiếp tục triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Sở Y tế đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho các nhóm đối tượng trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, các bếp ăn tập thể, cung cấp suất ăn sẵn tại các khu công nghiệp, trường học và các dịch vụ kinh doanh thức ăn đường phố… Thực hiện đầy đủ, hiệu quả các biện pháp giám sát nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm; thông tin và cảnh báo nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật, độc tố tự nhiên...

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất việc chấp hành quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo phân cấp quản lý; xử lý nghiêm các vi phạm, kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm an toàn thực phẩm, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn, có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Chỉ đạo cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp ngộ độc thực phẩm, bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng người dân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm. Chủ trì về chuyên môn, phối hợp tập huấn, cập nhật kiến thức diễn tập ứng phó sự cố, ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra trên địa bàn.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn; tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức cho các nhóm đối tượng nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi các hành vi mất an toàn thực phẩm. Thường xuyên tổ chức đánh giá các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và triển khai các biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm; tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức, bố trí nguồn lực, diễn tập ứng phó sự cố ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra trên địa bàn.

Bố trí đảm bảo đủ kinh phí, nguồn lực nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn. Chỉ đạo trong công tác nắm bắt tình hình, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, nhất là kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; kịp thời xử lý, thông tin sự cố, nguy cơ, vụ việc ngộ độc thực phẩm trên địa bàn./.

Tác giả: Ngọc Tú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,055
  • Hôm nay68,913
  • Tháng hiện tại9,634,660
  • Tổng lượt truy cập506,631,387
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây