Sáng 20/6: Chủ động bám sát sự xuất hiện của các biến chủng mới; chỉ còn 44 ca COVID-19 phải thở ô xy

Thứ hai - 20/06/2022 08:58
(CTTĐTBP) - Tại Việt Nam, dịch COVID-19 đã giảm mạnh từ cuối tháng 3/2022 đến nay; Biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia, có nguy cơ xâm nhập vào nước ta, có thể dẫn đến sự gia tăng ca mắc, do đó cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, coi vaccine là 'vũ khí chiến lược'...
 

Nhiều tỉnh, thành chỉ ghi nhận từ 1-10 ca COVID-19/ ngày

Theo Bộ Y tế, ngày 19/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 533 ca nhiễm mới đều ở trong nước (giảm 166 ca so với ngày trước đó) tại 38 tỉnh, thành phố (có 434 ca trong cộng đồng). Đây là con số mắc mới trong ngày thấp nhất trong gần 1 năm qua.

Hà Nội vẫn tiếp tục ghi nhận nhiều nhất với 140 F0/ ngày; 37 tỉnh, thành còn lại chỉ ghi nhận từ 1-30 ca COVID-19/ngày, trong đó 22 tỉnh, thành có số mắc dưới 10 ca/ngày.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận 7 ngày qua là 724 ca/ngày.
 

y te co so26 16404832649121402644757
Các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch, không để lây lan, bùng phát rộng. Ảnh: minh hoạ

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.737.640 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.431 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.729.874 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.603.941), TP. Hồ Chí Minh (609.838), Nghệ An (485.295), Bắc Giang (387.682), Bình Dương (383.794).

Tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 9.601.630 trường hợp. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.092.927 trường hợp, trong đó có 44 trường hợp nặng gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 35; Thở ô xy dòng cao HFNC: 5; Không xâm lấn: 2; Xâm lấn: 2.

Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng

Tại Việt Nam, dịch COVID-19 đã giảm mạnh từ cuối tháng 3/2022 đến nay, thời gian gần đây, biến thể Omicron đã ghi nhận chiếm chủ đạo với các nhánh phụ BA.2; BA.2.3, BA.2.3.2; trong khi biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia có nguy cơ xâm nhập vào nước ta và có thể dẫn đến sự gia tăng các ca mắc COVID-19 trong thời gian tới, do vậy, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch:

Tiếp tục coi vaccine là "vũ khí chiến lược", là yếu tố quyết định, nền tảng trong phòng, chống dịch COVID-19; đẩy mạnh tiêm vaccine mũi 3 cho đối tượng được chỉ định tiêm trong quý II/2022; hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 12-17 tuổi; đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận và phân bổ vaccine cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi, hoàn thành việc tiêm chủng trong quý II/2022 để bảo đảm an toàn cho trẻ trong kỳ nghỉ hè và chuẩn bị cho năm học mới;

Từng bước tự chủ về thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, vật tư y tế để chuẩn bị cho tình huống mọi tình huống dịch bệnh; Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc quản lý rủi ro nhất là đối với các đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi, bệnh nền, trẻ em…);

Tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng.

Tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng. Xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 giai đoạn 2022 - 2023.
 

Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 544,1 triệu ca, trên 6,34 triệu ca tử vong.

Tại Anh, ghi nhận 438.000 ca mắc hội chứng COVID kéo dài sau khi nhiễm Omicron, tương đương 24% tổng số người có hội chứng này từ đầu dịch. Nguy cơ mắc hội chứng COVID kéo dài sau nhiễm Omicron thấp hơn Delta nhưng chỉ đối với những người đã tiêm đủ các mũi vaccine cơ bản. Hiện chưa có sự khác biệt về thống kê đối với những người đã tiêm mũi tăng cường.

Trong nghiên cứu trên, 4,5% trong số 56.003 người được nghiên cứu trong thời điểm đỉnh dịch Omicron (từ tháng 12/2021 đến tháng 3/2022) có các triệu chứng COVID kéo dài. Con số này trong làn sóng lây nhiễm Delta là 10,8%. Số liệu này không so sánh giữa những người đã tiêm và chưa tiêm vaccine. Nhóm nghiên cứu cho rằng cần thêm các nghiên cứu khác để giải thích tại sao Omicron có ít nguy cơ gây hội chứng COVID kéo dài.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 18/6 thông báo các vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer và Moderna đã được phép tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi trở xuống, Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên cho phép sử dụng vaccine công nghệ mRNA cho trẻ em dưới 6 tuổi.

 

Tác giả: Sức khỏe và Đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,509
  • Hôm nay193,256
  • Tháng hiện tại10,017,518
  • Tổng lượt truy cập455,412,640
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây