Mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là phát triển hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trong hệ thống giáo dục quốc dân bảo đảm về số lượng, cơ cấu và chất lượng, đáp ứng yêu cầu bảo đảm cơ hội công bằng trong tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ giáo dục có chất lượng và nhu cầu học tập suốt đời đối với người khuyết tật ở tất cả các địa phương.
Mục tiêu cụ thể là phát triển hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó phấn đấu 100% số đơn vị cấp tỉnh có trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập. Vận hành hiệu quả hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, trong đó với 11 cơ sở đã có và thành lập mới 01 cơ sở công lập.
Tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động hiệu quả, hội nhập quốc tế bảo đảm người khuyết tật có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục có chất lượng, hoàn thành giáo dục bắt buộc, mở ra cơ hội học tập suốt đời nhằm phát triển tối đa tiềm năng của cá nhân và có những đóng góp tích cực cho xã hội.
Về các phương án phát triển, cụ thể phương án phát triển, cơ cấu mạng lưới đến năm 2030 là hoàn thiện và vận hành hiệu quả hệ thống, trong đó có 12 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật. Phát triển hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập với 94 trung tâm, trong đó tập trung củng cố, phát triển 16 trung tâm đã có, chuyển đổi 39 cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật. Khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục chuyên biệt tư thục đối với người khuyết tật và các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tư thục.
Phân bố mạng lưới theo vùng đến năm 2030, vùng đồng bằng Sông Hồng: 03 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật; 17 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó 07 trung tâm được chuyển đổi từ cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, 01 trung tâm được củng cố, phát triển và 09 trung tâm được thành lập mới.
Vùng trung du và miền núi phía Bắc, 01 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật; 15 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó 02 trung tâm được chuyển đổi từ cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, 02 trung tâm được củng cố, phát triển và 11 trung tâm được thành lập mới.
Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: 02 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật; 16 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó có 04 trung tâm được chuyển đổi từ cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, 05 trung tâm được củng cố, phát triển và 07 trung tâm được thành lập mới.
Vùng Tây Nguyên: 01 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật được thành lập mới; 05 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó 01 trung tâm được chuyển đổi từ cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, 02 trung tâm được củng cố, phát triển và 02 trung tâm được thành lập mới.
Vùng Đông Nam Bộ: 03 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật; 25 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó 19 trung tâm được chuyển đổi từ cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, 03 trung tâm được củng cố, phát triển và 03 trung tâm được thành lập mới.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long: 02 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật; 16 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó 06 trung tâm được chuyển đổi từ cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, 03 trung tâm được củng cố, phát triển và 07 trung tâm được thành lập mới.
Phương án phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật: 100% cán bộ quản lý, giáo viên và viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đạt chuẩn trình độ đào tạo về chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm.
Cụ thể đến năm 2030 có khoảng 3.300 giáo viên và 7.400 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật làm việc trong các cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật, trong đó được bổ sung mới 900 giáo viên và 5.500 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật. Đến năm 2050 có khoảng 4.900 giáo viên và 10.900 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật làm việc trong các cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật, trong đó được bổ sung mới 1.600 giáo viên và 4.400 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật...