Theo đó, việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Thông tư này quy định tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, cụ thể như sau:
Phân loại theo chức năng, nhiệm vụ
Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng nghiên cứu phục vụ hoạch định chiến lược và xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thông tin về ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện các chức năng khác phục vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo danh mục được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công là đơn vị thực hiện một hoặc nhiều chức năng, nhiệm vụ và một hoặc nhiều chức năng, nhiệm vụ. Việc xác định loại hình đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Phân loại theo cơ quan có thẩm quyền thành lập
Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu cơ quan do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo quyết định của cơ quan khác theo quy định của pháp luật và phân cấp của cấp có thẩm quyền.
Phân loại theo mức tự chủ về tài chính
Phân loại theo mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Việc xác định mức tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ và các văn bản có liên quan quy định cơ chế tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2024./.