Quy định dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một

Thứ ba - 12/12/2023 16:28 259
(CTTĐTBP) - Ngày 11/12/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 23/2023/TT-BGDĐT quy định về việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) trước khi vào lớp một. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 23/01/2024.


Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em DTTS trước khi vào lớp một phải dựa trên quan điểm và nguyên tắc thực hiện sau: tiếp cận theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, trong đó lấy việc hình thành và phát triển năng lực tiếng Việt làm định hướng cơ bản; thực hiện phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, phương pháp dạy học ngôn ngữ thứ hai để dạy học tiếng Việt cho trẻ; tổ chức thông qua hoạt động chơi, trải nghiệm, khám phá, phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ trong độ tuổi chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học. Tích hợp dạy và học tiếng Việt với dạy các kỹ năng học tập ban đầu, tích hợp dạy và học tiếng Việt với dạy và học văn hóa dân tộc. Bảo đảm tính kế thừa và liên thông: nội dung dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người DTTS trước khi vào lớp một kế thừa nội dung của chương trình giáo dục bậc mầm non và liên thông với nội dung của chương trình giáo dục cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thông tư số 23/2023/TT-BGDĐT quy định 5 nội dung cần thực hiện để dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người DTTS trước khi vào lớp một gồm: chuẩn bị tâm thế vào lớp một; hình thành các kỹ năng học tập cơ bản; hình thành và phát triển năng lực nghe, nói; hình thành và phát triển năng lực đọc; hình thành và phát triển năng lực viết. Các nội dung này được sắp xếp theo trình tự khoa học, tương ứng với 20 bài học, thể hiện thông qua các chủ đề, chủ điểm gần gũi và phù hợp với trẻ theo định hướng tiếp cận năng lực và phẩm chất người học.

Đồng thời, quy định thời lượng thực hiện dạy và học tiếng Việt cho trẻ là không quá 80 tiết học (mỗi tiết 35 phút), tối đa là 01 tháng; thời gian thực hiện trong hè, trước khi trẻ học chương trình lớp một. Các địa phương, nhà trường tùy tình hình thực tế để bố trí thời gian, thời lượng cho phù hợp, hiệu quả. Tùy vào điều kiện về lớp học, giáo viên, đối tượng trẻ và điều kiện sống ở từng địa phương, hiệu trưởng và bộ phận chuyên môn lập kế hoạch chi tiết về việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người DTTS trước khi vào lớp một phù hợp, hiệu quả. Căn cứ yêu cầu, mục tiêu cần đạt và kế hoạch chi tiết về việc dạy học tiếng Việt cho trẻ là người DTTS trước khi vào lớp một, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp với tình hình thực tế, trình hiệu trưởng phê duyệt trước khi thực hiện.

Giáo viên tham gia dạy học tiếng Việt cho trẻ là người DTTS trước khi vào lớp một được hưởng chế độ theo quy định. Trẻ tham gia học tiếng Việt trước khi vào lớp một được hưởng các chính sách dành cho học sinh vùng DTTS tại các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định.

Bên cạnh đó, Thông tư số 23/2023/TT-BGDĐT cũng quy định về môi trường học tập cho trẻ phải luôn bảo đảm sạch sẽ, an toàn, tạo cảm giác hào hứng, thú vị đối với trẻ. Giáo viên hỗ trợ trẻ lựa chọn và thực hiện các hoạt động học tập phù hợp với năng lực của trẻ, những nội dung, ngữ liệu học tập gần gũi với cuộc sống thực tế của trẻ; khích lệ, động viên trẻ trong quá trình dạy và học; hình thành cách học và nền nếp cho trẻ ngay từ những ngày đầu đến lớp. Mối quan hệ giáo viên với trẻ thân thiện, cởi mở. Giáo viên tôn trọng văn hóa và ngôn ngữ dân tộc của trẻ; cách ứng xử, giao tiếp của giáo viên nhẹ nhàng, tự nhiên, khuyến khích trẻ hoạt động, tạo cơ hội cho trẻ học tập thông qua tổ chức hoạt động học tập và trải nghiệm.


Việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em DTTS trước khi vào lớp một nhằm tổ chức, quản lý, hướng dẫn hoạt động dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người DTTS trước khi vào lớp một. Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, tạo hứng thú, chủ động cho trẻ trong học tập; hình thành một số kỹ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng tiếng Việt, kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ là người DTTS trước khi vào lớp một. Đồng thời, xác định được những nội dung cần phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người DTTS trước khi vào lớp một./.

Tác giả bài viết: Hải Hoà

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập297
  • Hôm nay48,149
  • Tháng hiện tại6,683,585
  • Tổng lượt truy cập393,226,638
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây