Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tỉnh đến năm 2025, định hướng năm 2030

Thứ tư - 05/10/2022 10:03
(CTTĐTBP) - Đến năm 2025, 100% cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước; lãnh đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số.

Đó là một trong những mục tiêu phấn đấu mà UBND tỉnh đưa ra tại Đề án phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) tỉnh Bình Phước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đề án nhằm đưa CNTT trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương, Bình Phước xác định phát triển nguồn nhân lực CNTT với mục tiêu chung là xây dựng đội ngũ nhân lực CNTT sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sự bền vững của tỉnh trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng về CNTT, chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức nhà nước; hỗ trợ các cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội đào tạo, tập huấn về CNTT, chuyển đổi số. Phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số của tỉnh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương.

Phấn đấu đến năm 2030, duy trì 100% cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước; các lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã được tham gia 7 đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số. Trên 80% dân số biết và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực: Y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng. Duy trì 100% các thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng làm nòng cốt cho tiến trình chuyển đổi số trong các ngành, các cấp. Đào tạo được tối thiểu 100 chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, địa phương để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số. Trên 80% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số. Hình thành mạng lưới đào tạo kiến thức, kỹ năng CNTT, công nghệ số đáp ứng cho nhu cầu trong tỉnh (các trung tâm đào tạo kỹ năng số, các cơ sở giáo dục đại học và trên đại học)./.

Tác giả: T.T

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,983
  • Hôm nay202,640
  • Tháng hiện tại10,026,902
  • Tổng lượt truy cập455,422,024
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây