Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 08/07/2024 16:09
(CTTĐTBP) - UBND tỉnh vừ ban hành kế hoạch thực hiên Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/7/2023 của Chính phủ về phát triển hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 
Mục tiêu của kế hoạch là từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HTXNN theo định hướng phát triển bền vững; ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; ưu tiên phát triển HTXNN gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức; mở rộng quy mô, thu hút nông dân, người sản xuất, kinh doanh nông nghiệp tham gia; đưa HTXNN trở thành mô hình kinh tế - xã hội quan trọng ở khu vực nông thôn; góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và gia tăng giá trị, tăng thu nhập cho người nông dân; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo điều kiện, động lực thu hút đầu tư, đẩy mạnh cơ cấu tại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 50% HTXNN đang hoạt động xếp loại tốt, khá; có khoảng 100 HTXNN có ứng dụng công nghệ cao. Xây dựng thành công 15 mô hình điểm về HTXNN hoạt động hiệu quả để nhân rộng mô hình toàn tỉnh. Mở rộng số lượng thành viên, quy mô kinh doanh, thông qua các hình thức liên kết, hợp tác giữa các HTXNN. Phấn đấu khoảng 30% HTXNN có liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Hỗ trợ 05 lao động là cán bộ trẻ về công tác, làm việc tại các HTXNN trên địa bàn tỉnh và 100% số cán bộ chủ chốt của HTXNN được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ. 

Phấn đấu có khoảng 05% cán bộ quản lý HTXNN (hội đồng quản trị, kiểm soát viên, giám đốc...) được đào tạo nghề giám đốc theo chương trình đào tạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ sở đào tạo có liên quan; ưu tiên đào tạo lực lượng cán bộ trẻ, cán bộ nữ tham gia quản lý, điều hành HTXNN. Hình thành mạng lưới khuyến nông, tổ khuyến nông cộng đồng, các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia tư vấn, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTXNN.

Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển HTXNN hoạt động hiệu quả. Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tập thể. Chú trọng tuyên truyền thông qua nhiều hình thức đa dạng, đặc biệt là thông qua các mô hình, các phong trào thi đua để vận động các cấp, các ngành, đoàn thể và doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ thành viên sản xuất, lực lượng sáng lập viên HTX tham gia thành lập và phát triển HTX.

Xây dựng mô hình HTXNN phát triển bền vững, hoạt động hiệu quả, phù hợp với đặc thù từng lĩnh vực, ngành hàng và địa phương. Mỗi huyện, thị xã, thành phố tập trung nguồn lực đầu tư, xây dựng tối thiểu 01 - 02 mô hình điểm về HTXNN hoạt động hiệu quả, phù hợp với tình hình địa phương. Phát triển mô hình HTXNN kiểu mới, hoạt động hiệu quả, có ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý và sản xuất, kinh doanh. Xây dựng, phát triển mô hình HTXNN gắn với vùng sản xuất sản phẩm chủ lực, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, áp dụng biện pháp thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng nâng cao năng lực sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản sau thu hoạch, xây dựng thương hiệu hàng hóa để nâng cao giá trị sản phẩm, thực hiện liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cho thành viên và tạo thị trường đầu ra ổn định, định hướng cho các hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản.

Bên cạnh đó, ưu tiên cho các HTXNN có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX. Tăng cường tư vấn, hỗ trợ HTXNN tiếp cận các kênh vay vốn. Ưu tiên các HTXNN có phương án sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương. Khuyến khích doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác hợp tác, liên kết đầu tư, chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm hỗ trợ phát triển HTXNN. Lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, ưu tiên cân đối bố trí nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển HTXNN.
 
Tính đến ngày 31/12/2023, toàn tỉnh có 274 HTXNN, trong đó, có 213 HTX đang hoạt động theo Luật HTX năm 2012, 61 HTX đang tạm ngùng hoạt động, chờ giải thể và 01 Liên hiệp HTX với 04 HTX thành viên hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chủ yêu là thu mua, chế biến hạt điều, hiện đang tạm dừng hoạt động). Trong đó: số thành viên trong các HTXNN đang hoạt động 6.568 thành viên. Vốn đăng ký trong các HTXNN đang hoạt động 1.179 tỷ đồng. 

Số thành viên tham gia quản lý HTXNN (hội đồng quản trị, kiểm soát viên) 850 người (trên đại học 06 người, đại học 103 người, cao đăng 33 người, trung cấp 108 người và chưa qua đào tạo 600 người). 

Doanh thu bình quân của một HTXNN ước đạt 3.520 triệu đồng/năm, lãi bình quân ước đạt 148 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTXNN ước đạt 54 triệu đồng/năm.

Có 53 HTX trồng trọt thực hiện dịch vụ liên kết đầu vào, đầu ra và chuỗi giá trị cho thành viên với mức độ khác nhau. Đây là tín hiệu tích cực để cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.

Tác giả: Thanh Tuyền

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập875
  • Hôm nay58,197
  • Tháng hiện tại10,912,569
  • Tổng lượt truy cập456,307,691
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây