Kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh

Thứ năm - 31/10/2024 10:10
(CTTĐTBP) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 496/TB-VPCP ngày 29/10/2024 về kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam.

Thông báo kết luận nêu rõ, thời gian tới, trong bối cảnh khó khăn, thách thức, cùng cơ hội, thuận lợi đan xen (nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn), Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung thực hiện với tinh thần: Thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển; nói ít nhưng làm nhiều, đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện; không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; đã làm, đã thực hiện phải ra sản phẩm cụ thể, đạt kết quả lượng hóa được.

05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp

Thứ nhất, kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.

Thứ hai, phát triển hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, toàn diện, gồm hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông, y tế, giáo dục, văn hóa… để góp phần giảm chi phí logistics, tạo không gian phát triển mới, các khu đô thị mới, khu dịch vụ mới.

Thứ ba, đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.

Thứ tư, hoàn thiện mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại, huy động mọi nguồn lực của xã hội cho phát triển đất nước.

Thứ năm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, doanh nhân, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự.

Đối với các doanh nghiệp, doanh nhân, cần xây dựng đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp xứng tầm truyền thống lịch sử văn hóa, hào hùng dân tộc, anh hùng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và phát triển nhanh, bền vững trong thời đại hòa bình.

Thực hiện 05 tiên phong

Thứ nhất, tiên phong thúc đẩy 03 đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng và nhân lực), đặc biệt là đột phá về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng các thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đổi mới sáng tạo, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm…).

Thứ ba, tiên phong góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Thu đủ chi, xuất đủ nhập, làm đủ ăn, bảo đảm đủ năng lượng cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành nghề, doanh nghiệp.

Thứ tư, tiên phong xây dựng quản trị doanh nghiệp hiện đại để góp phần xây dựng quản trị đất nước thông minh, xây dựng Chính phủ trong sạch, liêm chính, vì Nhân dân phục vụ.

Thứ năm, tiên phong củng cố, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, làm tốt công tác an sinh xã hội, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, góp phần vào phát triển đất nước nhanh, bền vững./.

Tác giả: T.T

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,225
  • Hôm nay283,630
  • Tháng hiện tại9,669,374
  • Tổng lượt truy cập455,064,496
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây