Để không còn dự án “đắp chiếu”

Thứ ba - 12/04/2022 08:11
Tự động phát:
(CTTĐTBP) - Từ nhiều năm nay, việc giải quyết các dự án treo đã và đang là vấn đề nóng được dư luận hết sức quan tâm. Tình trạng dự án treo không chỉ ở một hay vài địa phương mà tồn tại ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các thành phố trực thuộc Trung ương và các tỉnh nằm trong những vùng kinh tế trọng điểm. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cả nước hiện có 3.205 dự án treo, với diện tích hơn 85.163 ha.
 

Thời gian qua, mặc dù các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã quyết tâm ra tay nhưng thực tế việc xử lý dự án treo vẫn “giậm chân tại chỗ”. Thậm chí có những dự án quy hoạch treo đã từ 10 đến 20 năm vẫn “đắp chiếu”. Điều này không chỉ gây lãng phí quỹ đất, lãng phí nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, cuộc sống của người dân. Thực tế cho thấy, các dự án treo có tác động lớn đến xã hội. Ở nhiều địa phương, người dân bị thu hồi đất đã khiếu nại kéo dài để đòi lại đất cũ, vì việc thu hồi đất không đúng với những gì chính quyền và chủ đầu tư cam kết với dân. Và Bình Phước không phải là địa phương ngoại lệ.

Đặc biệt, có nhiều nhà đầu tư với tiềm năng lớn nhưng lại không thể có được đất. Trong khi đó, không ít nhà đầu tư năng lực yếu lại dễ dàng sở hữu nhiều diện tích “đất vàng” nhưng lại để hoang nhiều năm. Trong khi đó, việc thu hồi đất đối với các dự án chậm triển khai được quy định tại Điều 15b, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP: Chủ đầu tư được gia hạn tiếp tục sử dụng đất 24 tháng kể từ ngày dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động theo quy định. Trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động theo quy định, chủ đầu tư được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, bán tài sản hợp pháp gắn liền với đất cho nhà đầu tư khác theo quy định...

Luật quy định là vậy, nhưng việc thực hiện rất khó vì doanh nghiệp tìm đủ mọi cách xin gia hạn để không bị thu hồi. Hơn nữa, việc thu hồi cũng không được các cơ quan chức năng thực hiện quyết liệt, kiên quyết. Nguyên nhân quan trọng hơn nữa là do đầu cơ. Cụ thể là có không ít doanh nghiệp cùng thời điểm nhận nhiều dự án, khu công nghiệp ở các tỉnh, thành phố khác nhau. Tuy nhiên, năng lực của những doanh nghiệp này còn hạn chế nên không triển khai được dự án. Lại có doanh nghiệp chỉ muốn được giao đất và nhất là những khu “đất vàng” để chờ thời, rồi khi giá đất lên thì chuyển giao cho doanh nghiệp khác có nhu cầu để kiếm lời. 

Vì vậy, nhằm khắc phục, nói đúng hơn là ngăn chặn triệt để tình trạng dự án treo và nạn đầu cơ đất, ở những địa bàn có cơ sở hạ tầng tốt thì cần xây dựng tiêu chí cụ thể trong việc lựa chọn nhà đầu tư. Vì chọn đúng nhà đầu tư sẽ phát huy được hiệu quả sử dụng đất. Điều quan trọng hơn là Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành phố tham mưu Chính phủ sớm có chính sách thuế làm cho người đang “ôm đất” phải "nhả đất" ra. Với chính sách này, Chính phủ có thể thực hiện việc điều tiết giá đất và người giàu cũng không thể ôm đất. Vì người nào ôm càng nhiều thì đóng thuế càng cao và năm sau sẽ cao hơn năm trước.

Đối với những dự án thông qua đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất cần xác định rõ trong khoảng thời gian bao lâu thì được hưởng chính sách ưu đãi, nếu không triển khai thì phải tăng thuế lũy tiến. Đối với những cá nhân, tổ chức đầu cơ đất, cần áp mức thuế cao hơn, vì việc đầu cơ, lướt sóng không làm phát sinh giá trị kinh tế cho xã hội./.

Tác giả: Theo Đài PT-TH&Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,626
  • Hôm nay526,085
  • Tháng hiện tại10,350,347
  • Tổng lượt truy cập455,745,469
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây