Chuyển đổi số cho sản phẩm OCOP

Thứ năm - 02/11/2023 08:04

(CTTĐTBP) - Một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị các sản phẩm trong Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của huyện Lộc Ninh là đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số. Hiện nay, huyện đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm huy động tổng hợp nguồn lực, phấn đấu đến năm 2025 có 50% doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện chuyển đổi số cho sản phẩm OCOP.

 

OCOP khơi dậy tiềm năng

Ở huyện Lộc Ninh, hơn 4 năm qua, Chương trình OCOP đã được triển khai đồng bộ, lan tỏa rộng khắp ở tất cả xã, thị trấn. Chương trình đã khơi dậy tiềm năng, lợi thế của địa phương, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng miền để hình thành những sản phẩm OCOP đa giá trị, phù hợp nhu cầu tiêu dùng.
 

1 03355402112023
Huyện Lộc Ninh phấn đấu đến năm 2025 đạt từ 50% các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh chuyển đổi số cho sản phẩm OCOP. Trong ảnh: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Lộc Ninh Lê Trường Sơn chụp hình lưu niệm tại buổi ra mắt HTX nông nghiệp công nghệ cao Lộc Hưng

 Đến nay, toàn huyện có 23 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3, 4 sao và có 5 sản phẩm đã hoàn thành hồ sơ đề nghị UBND tỉnh thẩm định, công nhận gồm: Gạo ST24 của HTX thương mại, dịch vụ Lộc Khánh; sản phẩm gỗ mỹ nghệ “Quê tôi Lộc Ninh” của hộ sản xuất, kinh doanh Nguyễn Linh; snack dế sấy vị wasabi, vị phô mai của Công ty TNHH Cricket One, xã Lộc Hưng và yến sào ở ấp 2, xã Lộc Thái.

Để gắn kết sản phẩm OCOP với thị trường, huyện đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho các chủ thể có sản phẩm OCOP tham gia nhiều hội chợ, hội nghị xúc tiến đầu tư, chương trình kết nối cung - cầu ở cả Trung ương và địa phương; tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn hướng dẫn kỹ năng tham gia hội chợ, triển lãm, kỹ năng thiết kế bao bì, nhãn hiệu và quảng bá thương hiệu sản phẩm cho các chủ đại diện sản phẩm; tổ chức các gian hàng giới thiệu sản phẩm…
 

2 03361902112023
3 03362502112023
HTX hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang, huyện Lộc Ninh được chọn triển khai chuyển đổi số HTX đầu tiên của huyện

Tuy nhiên, quá trình thực hiện Chương trình OCOP còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh của các chủ thể, đặc biệt là vấn đề quảng bá, tiêu thụ do sản phẩm chưa có thương hiệu trên thị trường, chưa được nhiều người biết đến; chưa có phương án, chiến lược marketing phù hợp, hiệu quả; một số sản phẩm có chất lượng tốt nhưng bao bì, mẫu mã chưa đẹp, chưa bắt mắt nên sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao…

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm 

Bên cạnh phát triển về số lượng và chất lượng các sản phẩm OCOP, một trong những nội dung và nhiệm vụ quan trọng được huyện xác định là tăng cường chuyển đổi số để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Mục tiêu quan trọng đang được huyện Lộc Ninh hướng đến là tiếp tục nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm OCOP đáp ứng nhu cầu thị trường; phấn đấu phát triển sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu có uy tín, chất lượng; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, trong đó ưu tiên phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các HTX, tạo động lực quan trọng trong triển khai thực hiện chương trình theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, đem lại lợi ích cho cộng đồng ở địa phương.
 

4 03363302112023
Sản phẩm lúa hữu cơ của HTX lúa gạo Lộc Khánh luôn đạt chất lượng, đem lại lợi ích cho các thành viên

Giai đoạn 2023-2025, huyện sẽ đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn. Tổ chức cho các chủ thể có sản phẩm OCOP tham gia hội chợ quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đã được đánh giá, xếp hạng cấp tỉnh. Hỗ trợ nâng cấp, phát triển các sản phẩm có tiềm năng tham gia Chương trình OCOP. Trong đó tập trung vào 21 sản phẩm của nhóm thực phẩm; 4 sản phẩm đồ uống; 2 sản phẩm thảo dược và 2 sản phẩm hàng lưu niệm, nội thất, trang trí.
 

Các xã, thị trấn lựa chọn 1-2 sản phẩm có tiềm năng nhất để tập trung chỉ đạo phát triển; phấn đấu giai đoạn 2023-2025 có trên 10 sản phẩm đăng ký tham gia đạt hạng từ 3 sao trở lên. Đồng thời tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung sản phẩm và ý tưởng phát triển sản phẩm phù hợp điều kiện thực tế. Phấn đấu đến năm 2025 trên địa bàn huyện có 50% sản phẩm OCOP thực hiện chuyển đổi số.

 

Các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ tập trung nâng cao giá trị sản phẩm cả về chất lượng và mẫu mã, từng bước hình thành sản phẩm tích hợp đa giá trị; cải thiện bao bì, nhãn mác để nâng tầm giá trị sản phẩm, hình thành quà tặng đặc trưng gắn với lợi thế vùng miền, địa phương. Đặc biệt, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các sàn giao dịch điện tử có sự quản lý thống nhất và đồng bộ về thông tin sản phẩm OCOP… qua đó góp phần tạo thêm nhiều kênh tiếp cận với người tiêu dùng, giúp các chủ thể OCOP chủ động đầu ra, xây dựng chuỗi giá trị bền vững cho sản phẩm OCOP Lộc Ninh./.

Tác giả: Theo Đài PT-TH và Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập984
  • Hôm nay65,996
  • Tháng hiện tại10,532,587
  • Tổng lượt truy cập455,927,709
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây