Chuyển đổi IPv6 là tất yếu

Thứ năm - 29/09/2022 09:30 5538
(CTTĐTBP) - Trung tâm Internet Việt Nam phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) thành phố Cần Thơ vừa tổ chức Chương trình đào tạo nâng cao về IPv6, DNS cho cán bộ công nghệ thông tin (CNTT) các Sở TT&TT khu vực phía Nam. Đây là một trong những hoạt động cụ thể về triển khai thực hiện Chương trình IPv6 for gov và Kế hoạch chuyển đổi Internet Việt Nam sang IPv6 năm 2022 của Bộ TT&TT.
z3758987699536 1a151b0b0b866139e33991e61b67998a
Ảnh minh họa
Theo Bộ TT&TT, năm 2022 cần tập trung hoàn thành nhiệm vụ công tác IPv6 tại Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Cụ thể là: “Thực hiện việc chuyển đổi IPv6; trong đó ưu tiên tập trung chuyển đổi IPv6 cho Cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến để phục vụ cho người dân, doanh nghiệp truy cập, sử dụng dịch vụ của cơ quan nhà nước qua IPv6. Thời hạn hoàn thành: tháng 12/2022”. Mục tiêu trong năm nay là 100% bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch và 100% chuyển đổi thành công IPv6 cho Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công.

Tại Chương trình đào tạo, Trung tâm Internet Việt Nam thông tin: Tính đến tháng 9/2022, tỷ lệ sử dụng IPv6 trên Internet Việt Nam đạt 53%. Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN, thứ 10 toàn cầu. Dịch vụ IPv6 được cung cấp rộng rãi tới người sử dụng với hơn 50 triệu người dùng, truy cập Internet với IPv6 qua FTTH, 3G, 4G. Việt Nam là một trong các nước tiêu biểu toàn cầu, đi cùng nhịp với các nước phát triển trong quá trình chuyển đổi Internet sang thế hệ địa chỉ Internet mới IPv6.

Đối với khối cơ quan nhà nước, công tác chuyển đổi IPv6 bám sát mục tiêu Chương trình IPv6 For Gov. Chuyển đổi IPv6 là cơ hội để quy hoạch, hiện đại hóa hạ tầng mạng, dịch vụ CNTT theo hướng hiện đại. Hiện đã có 77/85 bộ, ngành, tỉnh thành phố đã ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6, tăng 8,5% so với năm 2021 và tăng 40% so với cùng kỳ năm 2021. Số lượng bộ, ngành, địa phương có Cổng thông tin điện tử hoặc Cổng dịch vụ hành chính công triển khai IPv6 đạt 45/85, tăng 105% so với năm trước và tăng 150% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại tỉnh Bình Phước, ngày 30/6/2022, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi IPv6 cho hệ thống mạng, dịch vụ CNTT tỉnh Bình Phước giai đoạn 2022-2025. Việc triển khai chuyển đổi diễn ra trong 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 (năm 2022) là giai đoạn chuẩn bị với các hoạt động: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức; tập huấn, đào tạo; thuê đơn vị tư vấn phối hợp với đơn vị chuyên trách CNTT thực hiện khảo sát, đánh giá; đăng ký với Trung tâm Internet Việt Nam và bố trí kinh phí đảm bảo việc thực hiện chuyển đổi. Giai đoạn 2 (2022-2023) triển khai kết nối, thử nghiệm và chuyển đổi chính thức một số hệ thống tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh. Giai đoạn 3 (2023-2025) thực hiện chuyển đổi chính thức trên toàn tỉnh. Triển khai Kế hoạch này, trong tháng 6/2022, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Phước và Cổng Dịch vụ công Bình Phước đã thực hiện chuyển đổi thành công sang IPv6.

IPv6 (Internet Protocol version 6 - Giao thức liên mạng thế hệ 6) là thế hệ địa chỉ Internet phiên bản mới, được thiết kế để thay thế cho phiên bản địa chỉ IPv4 hiện đang cạn kiệt, hết địa chỉ. Với 128 bít chiều dài, không gian địa chỉ IPv6 gồm 2128 địa chỉ, cung cấp một lượng địa chỉ khổng lồ cho hoạt động Internet của thế giới. Việc triển khai chuyển đổi IPv6 là tất yếu, đáp ứng yêu cầu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Chương trình chuyển đổi số quốc gia./.

Tác giả bài viết: Trung tâm CNTT&TT

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,100
  • Hôm nay496,122
  • Tháng hiện tại9,456,894
  • Tổng lượt truy cập382,577,231
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây