Triển khai Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn

Thứ hai - 15/05/2023 15:26
(CTTĐTBP) - Ngày 15/5, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 163/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022-2025 tỉnh Bình Phước.

Theo đó, mục tiêu tổng quát trong triển khai thực hiện Chương trình trên là phát động phong trào thi đua chuyên đề, tổ chức các cuộc thi về nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp nhằm biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, có giải pháp, sáng kiến trong bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn.

Thí điểm một số mô hình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn áp dụng công nghệ sinh thái, chi phí thấp tại một số xã trên địa bàn tỉnh; trữ nước sạch, nước hợp vệ sinh hiệu quả, an toàn cho các hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình chưa được tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt tập trung; xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, khép kín, đa giá trị. Tạo cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp gắn với văn hoá vùng, miền; phát triển các tuyến đường hoa, cây xanh bóng mát; cải tạo môi trường gắn với phát triển du lịch nông thôn.

UBND tỉnh đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Đạt 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; 60% dân số nông thôn được tiếp cận bền vững với nước sạch đạt quy chuẩn với số lượng tối thiểu đảm bảo 60 lít/người/ngày; đảm bảo cấp nước sạch sinh hoạt quy mô hộ gia đình cho các hộ dân tại những khu vực chưa có khả năng tiếp cận với nước cấp tập trung, vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai, hạn hán.

Ít nhất 30% số hộ nông thôn triển khai các giải pháp phân loại chất thải tại nguồn; ít nhất 90% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý; trên địa bàn tỉnh triển khai 1 đến 2 mô hình xử lý chất thải sinh hoạt quy mô cấp huyện trở lên với công nghệ phù hợp. Ít nhất 50% số hộ nông thôn có nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý bằng các biện pháp phù hợp, hiệu quả 50% số đơn vị cấp huyện có triển khai mô hình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt phi tập trung theo cụm hoặc theo khu vực phù hợp, hiệu quả. Ít nhất 80% chất thải chăn nuôi và 60% phụ phẩm nông nghiệp phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường.

100% bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng và chất thải rắn y tế được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo đúng quy đinh. 100% chất thải rắn nguy hại và 50% nước thải sản xuất của các làng nghề truyền thống được thu gom và xử lý theo quy định. 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; 80% số xã có tổ cộng đồng tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ít nhất 90% hộ gia đình nông thôn và 95% trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh được xây dựng và quản lý sử dụng đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn.
 
Tại Kế hoạch này, UBND tỉnh yêu cầu triển khai có hiệu quả 8 nhiệm vụ, giải pháp.

Một là, tổ chức tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao năng lực về thực hiện bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; xây dựng và nhân rộng một số mô hình tổ khuyến nông cộng đồng để tham gia hỗ trợ, tư vấn nghiệp vụ cho địa phương thực hiện; phát động phong trào thi đua chuyên đề, tổ chức các cuộc thi về nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp.

Hai là, phân loại, thu gom, trung chuyển rác thải sinh hoạt và xử lý nước thải.

Ba là, cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh, trữ nước ngọt tại các vùng khó khăn về nguồn nước: Hỗ trợ xây dựng mô hình cấp nước sinh hoạt cho vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước sinh hoạt (quy mô nhỏ và từng hộ gia đình). Hỗ trợ xây dựng thí điểm một số mô hình trữ nước sạch, nước hợp vệ sinh hiệu quả, an toàn cho các hộ gia đình, hoặc nhóm hộ gia đình chưa được tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt tập trung.

Bốn là, kinh tế tuần hoàn trong xử lý chất thải và phụ phẩm nông nghiệp: Cụ thể hóa trong xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn việc xử lý chất thải và phụ phẩm trong nông nghiệp. Xây dựng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, khép kín, đa giá trị. Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện thu gom, lưu trữ và vận chuyển bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, đảm bảo hạn chế thấp nhất phát tán ra môi trường tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn các huyện, thị xã của tỉnh.

Năm là, cải tạo cảnh quan nông thôn, môi trường theo hướng xanh và bền vững.

Sáu là, vệ sinh an toàn thực phẩm ở nông thôn.

Bảy là, tổ chức nhân rộng các mô hình hiện có về cấp nước, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Tám là, hoàn thiện cơ chế chính sách, phù hợp với mục tiêu xây dựng nông thôn mới./.

Tác giả: Thanh Tuyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,284
  • Hôm nay17,486
  • Tháng hiện tại17,839,822
  • Tổng lượt truy cập477,732,509
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây