Hồ sơ dịch vụ công trực tuyến được xử lý trực tuyến chỉ đạt 32%

Thứ tư - 08/06/2022 07:59

(CTTĐTBP) – Theo Bộ TT&TT, đến nay, trên 97,3% dịch vụ công đủ điều kiện đã được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4. Tuy nhiên, hiệu quả cung cấp DVCTT chưa cao. Đến hết tháng 5/2022, tính trung bình trên cả nước, tỉ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ mới đạt khoảng 30%, tỉ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến mới đạt khoảng 32%.

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến được xử lý trực tuyến chỉ đạt 32% - Ảnh 1.
Tỉ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến của các bộ, địa phương tính từ 1/1-31/5/2022

Cung cấp DVCTT mức độ cao luôn là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số. Cung cấp DVCTT sẽ giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả, công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan Nhà nước, nhưng quan trọng hơn là phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, giúp giảm thời gian, chi phí khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ TT&TT về tình hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến, việc cung cấp DVCTT của các cơ quan Nhà nước thời gian qua đã được đẩy mạnh hơn bao giờ hết và đạt nhiều kết quả quan trọng. Đến nay, tất cả các bộ, ngành, địa phương đã có cổng dịch vụ công để cung cấp DVCTT, trên 97,3% dịch vụ công đủ điều kiện đã được cung cấp dưới hình thức DVCTT mức độ 4.

Tuy nhiên, hiện nay hiệu quả cung cấp DVCTT chưa cao. Mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số là 80% DVCTT phát sinh hồ sơ, 50% hồ sơ được xử lý trực tuyến. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có những chỉ đạo sát sao, Bộ TT&TT đã có những đôn đốc, hướng dẫn, hỗ trợ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy. Nhưng đến hết tháng 5/2022, tính trung bình trên cả nước, tỉ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ mới đạt khoảng 30%, tỉ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến mới đạt khoảng 32%.

"Nếu không có những giải pháp căn cơ, quyết liệt, mục tiêu đặt ra rất khó đạt được", Bộ TT&TT cho biết.

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến được xử lý trực tuyến chỉ đạt 32% - Ảnh 2.
Tỉ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến của các bộ, địa phương tính từ 1/1-31/5/2022.

Số liệu thống kê từ Hệ thống giám sát, đo lường của Bộ TT&TT về tỉ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến, tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/5 của các bộ cho thấy, Bộ NN&PTNT và Bộ Ngoại giao có tỉ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến cao nhất (100%). Tiếp đó là Bộ KH&ĐT (92,45%). Bộ có tỉ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến thấp nhất là Bộ Tư pháp (26,53%), Bộ VHTT&DL (32,69%), Bộ KH&CN (48,31%).

Các địa phương có tỉ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến cao nhất là Phú Thọ (100%), Lai Châu (99,91%), Bắc Ninh (55,25%), Bình Thuận (49,60%), Khánh Hòa (49,46%). Các địa phương có tỉ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến thấp nhất Kon Tum (5,64%), Bắc Kạn 98,84%), Quảng Trị (9,2%), Vĩnh Long (9,57%), Đồng Tháp (10,22%).

 

Tỉ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến của các bộ đạt cao nhất là Bộ Ngoại giao (100%), Bộ Nội vụ (98,71%), Bộ GD&ĐT (93,33%). Tỉ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến của các bộ đạt thấp nhất là Bộ Xây dựng (13,81%), Bộ VHTT&DL ((25,68%), Bộ KH&CN (53,98%).

Tỉ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến của các địa phương đạt cao nhất là Hòa Bình (71,36%), Ninh Bình (59,46%), Thừa Thiên Huế (55,63%), Phú Thọ (52,55%), Đà Nẵng (50,66%). Tỉ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến của các địa phương đạt thấp nhất là Quảng Bình (2,64%), Nghệ An (5,62%), Hưng Yên (5,99%), Đồng Nai (6,41%), Sơn La (7,19%).

Theo Bộ TT&TT, để cung cấp thông tin, DVCTT hiệu quả, cơ quan Nhà nước phải xuất phát từ nhu cầu, lợi ích, trải nghiệm của người dân. Người dân chỉ sử dụng DVCTT khi được tiếp cận dịch vụ dễ dàng, khi có kỹ năng, thiết bị, có động lực sử dụng.

Vì vậy, trong thời gian tới, cơ quan Nhà nước cần thực hiện ngay việc rà soát các thủ tục hành chính và các điều kiện bảo đảm để cung cấp trực tuyến mức độ 4 các thủ tục hành chính đủ điều kiện, tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Đồng thời phải giao rõ trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị thực hiện các chỉ tiêu nâng cao hiệu quả cung cấp DVCTT, như tỉ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến. Tạo điều kiện thuận lợi tối đa để người dân dễ dàng truy cập, sử dụng DVCTT, như kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Nhà nước để giảm thiểu giấy tờ, người dân chỉ phải cung cấp dữ liệu một lần khi thực hiện DVCTT và có các chính sách để thực sự khuyến khích, tạo động lực cho người dân sử dụng DVCTT. Song song với đó là nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho người dân, để người dân chủ động, tích cực sử dụng DVCTT./.

Tác giả: Theo VGP News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,063
  • Hôm nay70,337
  • Tháng hiện tại10,536,928
  • Tổng lượt truy cập455,932,050
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây