Văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 03/2019

Thứ ba - 16/04/2019 17:50
(CTTĐTBP) - Bộ Tư pháp vừa ra Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 03/2019. Cụ thể như sau:
I. SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH

Trong tháng 03/2019, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 10 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 07 Nghị định của Chính phủ và 03 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:

Các Nghị định của Chính phủ:

1. Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi;

2. Nghị định số 25/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền;

3. Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản;

4. Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật đo đạc và bản đồ;

5. Nghị định số 28/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân;

6. Nghị định số 29/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 Bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;

7. Nghị định số 30/2019/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở.

Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

1. Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật;

2. Quyết định số 15/2019/QĐ-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thủ tục biên phòng điện tử tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý;

3. Quyết định số 16/2019/QĐ-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu.

II. HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 4 năm 2019.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi, cụ thể:

- Sửa đổi, bổ sung: (1) Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi; (2) Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi; (3) Hỗ trợ, tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo ở cơ sở nuôi dưỡng; (4) Rà soát, tìm người nhận trẻ em làm con nuôi; (5) Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi; (6) Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi; (7) Yêu cầu về xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài; (8) Yêu cầu về giới thiệu trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài; (9) Ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

- Thay thế, bãi bỏ: (1) Thay thế cụm từ “công nhận việc nuôi con nuôi đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài” thành “ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài” tại khoản 2 Điều 1 và Mục 6 Chương II; (2) Bỏ cụm từ “của người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài theo quy định tại điểm e và” tại khoản 3 Điều 5; (3) Bãi bỏ khoản 3 Điều 3, Điều 11, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 31.

2. Nghị định số 25/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, cụ thể:

- Sửa đổi, bổ sung: (1) Giải thích từ ngữ; (2) Mức rủi ro chấp nhận được; (3) Phân loại các công trình dầu khí; (4) Nguyên tắc bảo đảm an toàn đối với các công trình tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và công trình phục vụ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; (5) Quy định về khoảng cách giữa các đường ống; (6) Khoảng cách an toàn đối với nhà máy chế biến, kho chứa khí hóa lỏng, các sản phẩm khí hóa lỏng và cảng xuất nhập sản phẩm khí, trạm phân phối khí, trạm van, trạm phóng, nhận thoi; (7) Đối với phần ống đặt nổi; (8) Khoảng cách an toàn đối với kho, cảng xuất nhập DM&SPDM; (9) Đối với phần ống đặt nổi; (10) Sửa tên Chương VI như sau: Biện pháp bảo đảm an toàn các công trình dầu khí; (11) Công tác phòng chống cháy nổ; (12) Quy định về việc đánh giá rủi ro các công trình dầu khí; (13)Quy định về thiết kế các công trình dầu khí; (14) Các hoạt động không được thực hiện trong khoảng cách an toàn các công trình dầu khí.

- Thay thế, bãi bỏ: (1) Thay thế các Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 bằng các Phụ lục I, II, III tương ứng ban hành kèm theo Nghị định này; (2) Thay thế cụm từ “đối tượng tiếp giáp” bằng cụm từ “đối tượng được bảo vệ” tại các Điều: Điều 3; Điều 11; tên Điều 19 và khoản 1 Điều 19; Điều 21; khoản 2 Điều 26; (3) Bãi bỏ Điều 3, khoản 3 Điều 6, Điều 7, điểm c, đ khoản 1 Điều 10, khoản 5, khoản 6 Điều 23.

Ban hành kèm theo Nghị định này 03 Phụ lục gồm: (1) Phân loại dân cư; (2) Quy định khoảng cách an toàn đối với các công trình dầu khí; (3) Quy định giảm khoảng cách an toàn đối với các công trình dầu khí trên đất liền khi áp dụng các giải pháp kỹ thuật.

3. Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 4 năm 2019.
Nghị định này thay thế Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản; Nghị định số59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản; Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản; Nghị định số32/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam; Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển; Nghị định số 52/2010/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về nhập khẩu tàu cá; Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản; Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản; Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; Nghị định số102/2012/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm ngư; Nghị định số 57/2008/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý các Khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế; Nghị định số 55/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra; Những nội dung liên quan đến thức ăn thủy sản quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản và Nghị định số 100/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản và Điều 3 Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; Điều 15, 16, 17 và Điều 18 Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.

Nghị định này bãi bỏ Chỉ thị số 22/2006/CT-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho hoạt động đánh bắt hải sản trên các vùng biển đặc biệt là đánh bắt xa bờ; Quyết định số 57/2008/QĐ-BNN ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh; Thông tư số 01/2011/TT-BNN ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định sửa đổi, bổ sung danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục vụ và phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 7 năm 2008; Thông tư số 101/2008/TT-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm trang bị máy thu trực canh cho ngư dân; Thông tư số 26/2014/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị đối với cơ sở đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá; Quyết định số 20/2006/QĐ-BTS ngày 01 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ban hành Quy chế quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá; Chỉ thị số 05/2007/CT-BTS ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về tăng cường công tác tổ chức và hoạt động của thanh tra thủy sản; Chỉ thị số10/2005/CT-BTS ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ngăn chặn nghề cào bay và các hoạt động khai thác trái phép tại tuyến bờ, tuyến lộng; Chỉ thị số03/2006/CT-BTS ngày 27 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc tăng cường quản lý hoạt động khai thác trên các vùng biển Việt Nam.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 09 chương, 75 điều, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản, cụ thể: (1) Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này; (2) Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; (3) Quản lý loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; (4) Quy chế quản lý khu bảo tồn biển; (5) Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; (6) Quản lý giống thủy sản; (7) Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; (8) Nuôi trồng thủy sản; (9) Quản lý hoạt động của tổ chức, cá nhân việt nam khai thác thủy sản trên các vùng biển; (10) Quản lý tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam; (11) Quản lý tàu cá, tàu công vụ, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; (12) Kiểm ngư; (13) Mua, bán, sơ chế, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản; (14) Quản lý nhà nước về thủy sản; (15) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động thủy sản hoặc có liên quan đến hoạt động thủy sản trong nội địa, đảo, quần đảo và vùng biển của Việt Nam; tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam.

Ban hành kèm theo Nghị định này 10 Phụ lục gồm: (1) Các biểu mẫu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; (2) Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; (3) Các biểu mẫu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản; (4) Các biểu mẫu trong lĩnh vực khai thác thủy sản; Phân vùng, tuyến khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam; (5) Các biểu mẫu trong quản lý tàu cá, tàu công vụ, cảng cá khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; (6) Yêu cầu đối với cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá; (7) Yêu cầu về dụng cụ, thiết bị tối thiểu của cơ sở đăng kiểm tàu cá; (8) Danh mục loại thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; (9) Danh mục các loài thuỷ sản cấm xuất khẩu; (10) Danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện.

4. Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật đo đạc và bản đồ

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2019.
Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định chi tiết một số điều của Luật đo đạc và bản đồ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 09 chương, 55 điều, quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ, cụ thể: (1) Quy định chung về báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ; (2) Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia; (3) Cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia; (4) Xây dựng, vận hành, bảo trì và bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc; (5) Lưu trữ, bảo mật, cung cấp, trao đổi, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; (6) Xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; (7) Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; (8) Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ; (9) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ; khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; hoặc hoạt động khác có liên quan đến đo đạc và bản đồ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ban hành kèm theo Nghị định này 02 Phụ lục gồm: (1) Ban hành các biểu mẫu: Báo cáo tình hình hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức; Báo cáo tình hình về hoạt động đo đạc và bản đồ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Biên bản bàn giao hiện trạng mốc đo đạc, hành lang bảo vệ mốc đo đạc tại thực địa; Sơ đồ vị trí mốc đo đạc, hành lang bảo vệ mốc đo đạc; Biên bản bàn giao danh sách mốc đo đạc; Biên bản bàn giao thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; Bản xác nhận nguồn gốc của bản sao thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật và độ Mật cho tổ chức nước ngoài;Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật và độ Mật cho cá nhân nước ngoài; Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho tổ chức trong nước; Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho nhà thầu nước ngoài; Bản khai quá trình công tác; Đơn đề nghị cấp bổ sung nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; Đơn đề nghị gia hạn/cấp lại/cấp đổi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; Biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; Mẫu Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; Đơn đề nghị cấp/cấp lại/cấp đổi/gia hạn chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ; Bản khai kinh nghiệm nghề nghiệp; Mẫu Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ; Bản khai kinh nghiệm nghề nghiệp/cập nhật kiến thức chuyên môn; (2) Quy định ký hiệu cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ.

5. Nghị định số 28/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 5 năm 2019.
Nghị định số 220/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệulực thi hành.

Tố cáo đã được thụ lý, đang xem xét và chưa có kết luận trước ngày Nghị định này có hiệulực thi hành được tiếp tục áp dụng Nghị định số 220/2013/NĐ-CP và Luật tố cáo số 03/2011/QH13 để giải quyết.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 220/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân và bảo đảm phù hợp với quy định của Luật tố cáo, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương, 21 điều, quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân, cụ thể: (1) Quy định chung về áp dụng pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo; (2) Thẩm quyền giải quyết tố cáo; (3) Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo; (4) Giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng; (5) Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ người tố cáo; trình tự, thủ tục bảo vệ người tố cáo; (6) Quản lý công tác giải quyết tố cáo trong quân đội nhân dân; (7) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng, công dân Việt Nam, cá nhân nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền tố cáo; (2) Quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng; cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân bị tố cáo có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến quốc phòng; (3) Người giải quyết tố cáo; cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân; (4)Người tố cáo, người được bảo vệ liên quan đến tố cáo trong Quân đội nhân dân; (5) Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo trong Quân đội nhân dân.

6. Nghị định số 29/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 Bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 5 năm 2019.
Các Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 của Bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; Nghị định số73/2014/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 29 Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 của Bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 của Bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; Thông tư số 40/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 của Bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ; thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 29 điều, quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 Bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động, cụ thể: (1) Quy định chung về mục đích của việc cho thuê lại lao động; (2) Điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép; (3) Ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động; (4) Công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; (5) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Doanh nghiệp cho thuê lại lao động; (2) Bên thuê lại lao động; (3) Người lao động thuê lại; (4) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động.

Ban hành kèm theo Nghị định này 02 Phụ lục gồm: (1) Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; (2) Ban hành các biểu mẫu: Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;Đơn đề nghị cấp (gia hạn, cấp lại) giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động; Đơn đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động; Lý lịch tự thuật; Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động; Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;Văn bản chấp thuận rút tiền ký quỹ; Quyết định trích tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động; Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động; Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động cho thuê lại lao động; Báo cáo tình hình nhận tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động; Danh mục mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

7. Nghị định số 30/2019/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2019.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở, cụ thể: (1) Bổ sung quy định về xác định thời điểm bố trí sử dụng nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước; (2) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 60 về hồ sơ, trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.

8. Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2019.

Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về tăng cường công tác thông tin cơ sở, tiếp cận pháp luật; khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 04 chương, 16 điều, quy định về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia; Tủ sách pháp luật tại xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã thuộc các huyện nghèo và Tủ sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị của lực lượng vũ trang nhân dân, cụ thể: (1) Quy định chung về nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật và kinh phí xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật; (2) Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia; (3) Tủ sách pháp luật tại xã đặc biệt khó khăn, cơ quan, đơn vị của lực lượng vũ trang nhân dân; (4) Tổ chức thực hiện.

Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật.

9. Quyết định số 15/2019/QĐ-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thủ tục biên phòng điện tử tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2019.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc cải cách hành chính tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 06 chương, 22 điều, quy định về: (1) Quy định chung về nguyên tắc thực hiện thủ tục biên phòng điện tử; (2) Quy định chung về thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cửa khẩu biên giới đất liền; (3) Thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cửa khẩu biên giới đất liền theo cơ chế một cửa quốc gia và qua cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử; (4) Thực hiện thủ tục biên phòng điện tử đối với tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa đến, rời cửa khẩu cảng; (5) Thực hiện thủ tục biên phòng điện tử trong cấp thị thực tại cửa khẩu; (6) Tổ chức thực hiện; (7) Điều khoản thi hành.

Quyết định này áp dụng đối với: (1) Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế, đồn Biên phòng cửa khẩu và trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính thuộc Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế, đồn Biên phòng cửa khẩu trên biên giới đất liền; Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng, đồn Biên phòng cửa khẩu cảng và trạm Biên phòng cửa khẩu cảng thuộc đồn Biên phòng; (2) Công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh (cá nhân hoặc theo đoàn) tại các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên biên giới đất liền; người nước ngoài (cá nhân hoặc theo đoàn) nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức; người nước ngoài được cấp thị thực tại các cửa khẩu quốc tế trên biên giới đất liền và cửa khẩu cảng do Bộ Quốc phòng quản lý; (3)Công dân Việt Nam, người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh tại các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên biên giới đất liền theo đoàn do bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc tương đương cử đi nước ngoài hoặc mời vào Việt Nam; (4) Người điều khiển, người đi trên phương tiện, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh; (5) Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa đến, rời cửa khẩu cảng; (6) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện thủ tục biên phòng điện tử tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý.

Ban hành kèm theo Quyết định này Phụ lục các biểu mẫu gồm: (1) Đơn đề nghị cấp tài khoản truy cập Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử cho người làm thủ tục biên phòng điện tử cửa khẩu biên giới đất liền; (2) Đơn đăng ký tài khoản đã có để truy cập Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử cho người làm thủ tục biên phòng điện tử cửa khẩu biên giới đất liền; (3) Đơn đăng ký cấp tài khoản truy cập Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử của công dân Việt Nam xuất, nhập cảnh; (4) Thông báo về việc cấp/sử dụng tài khoản truy cập Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử cho người làm thủ tục biên phòng điện tử cửa khẩu biên giới đất liền; (5) Thông báo về việc từ chối cấp tài khoản truy cập Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử cho người làm thủ tục biên phòng điện tử cửa khẩu biên giới đất liền; (6) Đơn đề nghị hủy tài khoản truy cập Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử của người làm thủ tục biên phòng điện tử cửa khẩu biên giới đất liền; (7) Thông báo về việc hủy tài khoản truy cập Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử của người làm thủ tục biên phòng điện tử cửa khẩu biên giới đất liền; (8) Bản khai đối với Đoàn khách du lịch, Đoàn khách công vụ; (9) Xác nhận hoàn thành khai báo thủ tục biên phòng điện tử đối với Đoàn khách du lịch, Đoàn khách công vụ; (10) Bản khai đối với người điều khiển, người đi trên phương tiện, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh; (11) Xác nhận hoàn thành khai báo thủ tục biên phòng điện tử đối với người điều khiển, người đi trên phương tiện, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh; (12) Bản khai đối với công dân Việt Nam xuất, nhập cảnh; (13) Xác nhận hoàn thành khai báo thủ tục biên phòng điện tử đối với công dân Việt Nam xuất, nhập cảnh; (14) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung khai báo thủ tục biên phòng điện tử; (15) Bản khai sửa đổi, bổ sung nội dung khai báo thủ tục biên phòng điện tử; (16) Xác nhận hoàn thành khai báo thủ tục biên phòng điện tử đối với hồ sơ điện tử sửa đổi, bổ sung; (17) Bản khai cấp thị thực tại cửa khẩu; (18) Xác nhận hoàn thành khai báo thủ tục biên phòng điện tử đối với người nhận thị thực tại cửa khẩu.

10. Quyết định số 16/2019/QĐ-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2019.

Bãi bỏ điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 6; Điều 7 của Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm quy định lộ trình áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải của xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu; khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 07 điều quy định về: (1) Lộ trình áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông; (2) Lộ trình áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu; (3) Tổ chức thực hiện.

Quyết định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng, quản lý, kiểm tra, kiểm định xe ô tô tham gia giao thông, xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu.

Quyết định này không áp dụng đối với các loại xe ô tô của quân đội, công an phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh./.

Tác giả: TT.THCB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,200
  • Hôm nay124,376
  • Tháng hiện tại9,948,638
  • Tổng lượt truy cập455,343,760
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây