Người thầy sáng tạo mô hình hữu ích

Thứ năm - 31/05/2018 17:25
(CTTĐTBP) - Xuất phát từ yêu cầu giảng dạy, cộng với niềm đam mê sáng tạo và mong muốn cho sinh viên có được thiết bị để thực hành, thầy Đoàn Vinh Dự – Giảng viên Khoa Điện – Điện tử, Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su đã sáng tạo “Mô hình lồng, đấu dây quấn động cơ không đồng bộ 1 pha Rôto lồng sóc” được nhiều chuyên gia đánh giá cao về tính hữu ích, hiệu quả cao.
Thay Du
Thầy Đoàn Vinh Dự bên mô hình.

Thiết bị đã được thầy Đoàn Vinh Dự đưa đi tham gia và được giải nhì Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bình Phước lần thứ IV (năm 2016-2017). Ngoài ra mô hình đã được Hội đồng giám khảo đánh giá rất cao và chấm giải nhất trong Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật thị xã Đồng Xoài lần thứ IV (năm 2016-2017).

Nói về “đứa con tinh thần”, thầy Dự trải lòng, mô hình này đã được thầy ấp ủ nghiên cứu một thời gian dài và đến năm 2015 thầy đã sáng tạo thành công. Trải qua nhiều lần chế tạo mới cho ra sản phẩm ưng ý. “Việc dạy học phải gắn giữa lý thuyết với thực hành giúp học sinh dễ tiếp thu. Đặc biệt là đối với ngành điện – điện tử, đòi hỏi phải có thực hành để giúp người học vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tế hiệu quả nên tôi đã sáng tạo ra thiết bị này”, thầy Dự chia sẻ.

Giới thiệu về mô hình, thầy Dự cho biết cấu tạo của mô hình gồm: mô hình Stato (lồng quấn dây) hình chữ cắt bổ hình chữ C bằng gỗ dùng làm mẫu lồng dây hướng dẫn mở đầu; Stato động cơ không đồng bộ 1 pha rôto lồng sóc 24 rãnh (loại công suất 0,37 KW) dùng để lồng mẫu dây từ cuộn đầu tiên cho đến hoàn chỉnh bộ dây; động cơ không đồng bộ 1 pha rôto (động cơ điện) lồng sóc dùng tụ thường trục 24 rãnh – 220v/0,37 KW (dây quấn đồng tâm) sử dụng để kết nối với sa bàn đấu dây; dây điện từ.

Cách thực hiện trước hết dùng mô hình Stato hình chữ cắt bổ hình chữ C để làm mẫu lồng dây, sau đó thực hành lồng quấn dây (Stato) cuộn làm việc thứ 1,2. Tiếp đến lồng quấn dây cuộn khởi động thứ 1, 2. Sau khi hoàn thành 4 bước này, chuyển sang sơ đồsa bàn đấu dây quấn. Thông qua sơ đồ này người học sẽ luyện tập kiểm tra và đấu các đầu dây điện trên Stato thực tế. Sau khi đã thành thạo ở phần đấu dây điện trên sa bàn, quay lại thực hiện đấu dây điện ở mô hình lồng quấn dây cuộn khởi động thứ 2 (Mô hình stato 4) và từ đây sẽ hoàn chỉnh bộ dây quấn.

Đem lại ứng dụng cao

Thầy Dự cho biết thêm, cuộn dây động cơ 1 pha không tự tạo ra từ trường quay nên khi cho điện vào dây quấn Stato động cơ không tự quay được. Để cho động cơ làm việc được, trước hết phải quay rôto của động cơ điện theo chiều thuận kim đồng hồ hoặc ngược lại, rôto sẽ tiếp tục quay theo chiều đó và động cơ làm việc. Nghĩa là khi đặt cuộn dây phụ kết hợp với tụ điện tạo góc lệch pha với cuộn dây chính tương đương với 90 Độ sinh ra từ trường và momen làm quay roto (trục động cơ).

Mô hình này giúp cho người học dễ hiểu, rèn luyện tốt tay nghề, đảm bảo rút ngắn thời gian đào tạo, giá thành rẻ phù hợp với công tác đào tạo nghề nông thôn. Đặc biệt mô hình này dùng để làm ra sản phẩm là chiếc máy bơm nước, máy giặt, máy lạnh và các loại động cơ 1 pha trong công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay.

Thầy Bùi Đình Ninh, Phó Hiệu trưởng cho biết: “Mô hình này đã giúp cho nhà trường vừa tiết kiệm đầu tư trang thiết bị, vừa giúp sinh viên dễ học, dễ tiếp thu. Thông qua mô hình giúp cho tiết giảng sinh động hơn góp phần nâng cao chất lượng môn học”./.
 
Phục vụ cho công tác giảng dạy hiệu quả

Tác giả: TT.THCB (Tạp chí Cao su)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,628
  • Hôm nay49,969
  • Tháng hiện tại1,805,432
  • Tổng lượt truy cập447,200,554
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây