Văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 6/2018

Thứ bảy - 28/07/2018 10:17
(CTTĐTBP) - Bộ Tư pháp vừa ra Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 6/2018.

I. SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH

Trong tháng 6 năm 2018, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 14 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 12 Nghị định của Chính phủ và 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:

Các Nghị định của Chính phủ:

1. Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

2. Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh khí;

3. Nghị định số 88/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng;

4. Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới;

5. Nghị định số 90/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cảnh vệ;

6. Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ;

7. Nghị định số 92/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ;

8. Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương;

9. Nghị định số 94/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công;

10. Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán;

11. Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi;

12. Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

1. Quyết định số 25/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn;

2. Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội.

II. HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2018.

Nghị định này thay thế Nghị định số73/2012/NĐ-CPngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủquy địnhvề hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và Nghịđịnh số124/2014/NĐ-CPngày 29 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi khoản 6 Điều 31 Nghị định số73/2012/NĐ-CP.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số73/2012/NĐ-CPngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủquy địnhvề hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và Nghịđịnh số124/2014/NĐ-CPngày 29 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi khoản 6 Điều 31 Nghị định số73/2012/NĐ-CP.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương, 67 điều quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, cụ thể: (1) Quy định chung về: Lĩnh vực giáo dục được phép hợp tác, đầu tư; bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục; tài chính trong hợp tác, đầu tư của nước ngoài; (2) Liên kết giáo dục; (3) liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sĩ và tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài; (4) Loại hình, thời gian hoạt động, trình tự cho phép thành lập, quyền và nghĩa vụ của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; (5) Thẩm quyền, thủ tục thẩm định điều kiện về giáo dục để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; (6) Điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; (7) Đảm bảo chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; (8) Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; (9) Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; (10) Điều kiện, hồ sơ, thẩm quyền, thủ tục cho phép hoạt động giáo dục; (11) Đình chỉ hoạt động, giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; (12)Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam; (13) Tổ chức thực hiện; (14) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức quốc tế và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Nghị định này không áp dụng đối với hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Ban hành kèm theo Nghị định này các phụ lục, cụ thể: (1) Đơn đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài; (2) Đề án thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài; (3) Quyết định phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài; (4) Đơn đề nghị gia hạn (hoặc điều chỉnh) liên kết giáo dục với nước ngoài; (5) Đơn đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục với nước ngoài; (6) Đơn đề nghị phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài; (7) Đề án thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài; (8) Đơn đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài; (9) Đề án liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài; (10) Quyết định phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài; (11) Đơn đề nghị gia hạn (hoặc điều chỉnh) liên kết với nước ngoài; (12) Đơn đề nghị chấm dứt liên kết đào tạo, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài; (13) Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài (hoặc phân hiệu cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài); (14) Đề án thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài (hoặc phân hiệu cơ sở giáo dục đại học có vốnđầu tưnước ngoài); (15) Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; (16) Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; (17) Quyết định cho phép hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; (18) Đơn đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài; (19) Quyết định cho phép thành lậpvănphòng đại diện giáo dục nước ngoài; (20) Đơn đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài; (21) Giấy chứng nhậnđăng kýhoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.

2. Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh khí

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2018.

Nghị định này thay thế Nghị định số19/2016/NĐ-CPngày 22 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về kinh doanh khí. Bãi bỏ Chương V của Nghị định số 77/2016/NĐ-CPngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số19/2016/NĐ-CPngày 22 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về kinh doanh khí và Nghị định số 77/2016/NĐ-CPngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương, 62 điều quy định về hoạt động kinh doanh khí và điều kiện kinh doanh khí tại thị trường Việt Nam, cụ thể: (1) Quy định chung về: Áp dụng điều ước quốc tế và pháp luật có liên quan; quản lý đo lường, chất lượng khí; (2) Điều kiện kinh doanh khí; (3) Quyền và nghĩa vụ của thương nhân; (4) Hồ sơ, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí; (5) An toàn trong hoạt động kinh doanh khí; (6) Quản lý nhà nước về kinh doanh khí; (7) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Thương nhân theo quy định của Luật thương mại; (2) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh khí.

Ban hành kèm theo Nghị định này các phụ lục, cụ thể: (1) Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG/LNG/CNG; (2) Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG/LNG/CNG; (3) Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LPG/LNG/CNG; (4) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mua bán LPG/LNG/CNG; (5) Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai; (6) Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai; (7) Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai/LPG vào xe bồn/nạp LPG/LNG/CNG vào phương tiện vận tải; (8) Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai/LPG vào xe bồn; (9) Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG/LNG/CNG vào phương tiện vận tải; (10) Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG; sản xuất chai LPG mini; (11) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG/sản xuất chai LPG mini; (12) Giấy đề nghị cấp lại/điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện; (13) Báo cáo hệ thống phân phối kinh doanh khí và nhãn hiệu hàng hóa và hoạt động mua bán khí.

3. Nghị định số 88/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để bảo đảm phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 theo Nghị quyết số 49/2017/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc điều chỉnh lương hưu thời gian qua và xử lý để bù đắp một phần lương hưu bị giảm do thay đổi công thức tính lương hưu đối với nữ từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 02 chương, 06 điều quy định:

- Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với 08 nhóm đối tượng, cụ thể: (1) Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng; (2) Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số92/2009/NĐ-CPngày 22 tháng 10 năm 2009, Nghị định số121/2003/NĐ-CPngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số09/1998/NĐ-CPngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng; (3) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số91/2000/QĐ-TTgngày 04 tháng 8 năm 2000, Quyết định số613/QĐ-TTgngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng; (4) Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng; (5) Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số142/2008/QĐ-TTgngày 27 tháng 10 năm 2008, Quyết định số38/2010/QĐ-TTgngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; (6) Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số53/2010/QĐ-TTgngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; (7) Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số62/2011/QĐ-TTgngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; (8) Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số62/2011/QĐ-TTgngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thời điểm và mức điều chỉnh, theo đó, thời điểm điều chỉnh là từ ngày 01 tháng 7 năm 2018; mức điều chỉnh là tăng thêm 6,92% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2018. Đồng thời, quy định về nguồn kinh phí và tổ chức thực hiện.

4. Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 8 năm 2018.

Nghị định số103/2010/NĐ-CPngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để triển khai thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 08 chương, 49 điều quy định về thu thập thông tin, khai báo y tế, kiểm tra y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh Việt Nam và thi thể, hài cốt (bao gồm cả tro cốt), mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới Việt Nam; giám sát, kiểm soát bệnh truyền nhiễm tại cửa khẩu; tổ chức kiểm dịch y tế biên giới và trách nhiệm trong việc thực hiện kiểm dịch y tế biên giới, cụ thể: (1) Kiểm dịch y tế đối với người; (2) Kiểm dịch y tế đối với phương tiện vận tải; (3) Kiểm dịch y tế đối với hàng hóa; (4) Kiểm dịch y tế đối với thi thể, hài cốt; (5) Kiểm dịch y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người; (6) Điều kiện bảo đảm cho hoạt động kiểm dịch y tế biên giới; (7) Trách nhiệm thực hiện; (8) Điều khoản thi hành.

Ban hành kèm theo Nghị định này các mẫu giấy, biểu tượng, phù hiệu, thẻ kiểm dịch viên y tế, cờ, trang phục kiểm dịch viên y tế, con dấu kiểm dịch y tế, sổ lưu mẫu dấu dùng trong hệ thống kiểm dịch y tế biên giới, gồm: (1) Tờ khai y tế đối với người; (2) Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng; (3) Tờ khai chung hàng không; (4) Giấy khai báo y tế hàng hóa và phương tiện vận tải (đối với đường bộ, đường sắt); (5) Giấy khai báo y tế hàng hải; (6) Biên bản kiểm tra vệ sinh tàu bay; (7) Biên bản kiểm tra vệ sinh tàu thuyền; (8) Giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/ chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền; (9) Giấy chứng nhận kiểm tra xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không; (10) Giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền; (11) Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt, tro cốt; (12) Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế thi thể, hài cốt, tro cốt; (13) Giấy khai báo y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người; (14) Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người; (15) Đơn đề nghị; (16) Con dấu kiểm dịch y tế; (17) Sổ lưu mẫu con dấu; (18) Biểu tượng kiểm dịch y tế biên giới; (19) Phù hiệu; (20) Biển hiệu; (21) Thẻ kiểm dịch viên y tế; (22) Cờ truyền thống kiểm dịch y tế biên giới; (23) Cờ báo hiệu kiểm dịch y tế cho tàu thuyền; (24) Trang phục kiểm dịch viên y tế.

5. Nghị định số 90/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cảnh vệ

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 8 năm 2018.

Nghị định số 128/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh cảnh vệ hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để triển khai thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cảnh vệ.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 08 điều quy định về: (1) Nguyên tắc áp dụng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ; (2) Phụ cấp đặc thù; (3) Hỗ trợ đối với cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ; (4) Chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ hy sinh, bị thương trong khi làm nhiệm vụ; (5) Kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ; (6) Trách nhiệm thi hành.

6. Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Nghị định này thay thế Nghị định số 04/2017/NĐ-CPngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, thay thế các quy định tại khoản 1 Điều 3, khoản 2 Điều 4, Điều 6, Điều 9 Chương I; Mục 2 Chương II; Mục 2 Chương III và Chương IV liên quan tới trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tại Nghị định số 01/2011/NĐ-CPngày 05 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số04/2017/NĐ-CPngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ và Nghị định số 01/2011/NĐ-CPngày 05 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương; đảm bảo phù hợp với Luật quản lý nợ công có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 69 điều quy định về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, cụ thể: (1) Quy định chung về: Đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ; điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ; mức, hạn mức bảo lãnh Chính phủ; thư bảo lãnh; (2) Thẩm định, phê duyệt chủ trương bảo lãnh Chính phủ đối với doanh nghiệp; (3) Thẩm định, phê duyệt và cấp bảo lãnh Chính phủ cho khoản vay trong nước và nước ngoài của doanh nghiệp; (4) Thẩm định, phê duyệt và cấp bảo lãnh Chính phủ cho khoản phát hành trái phiếu của doanh nghiệp; (5) Quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với doanh nghiệp; (6) Thẩm định, phê duyệt và cấp bảo lãnh Chính phủ đối với ngân hàng chính sách; (7) Phát hành và quản lý vốn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của ngân hàng chính sách; (8) Biện pháp đảm bảo trả nợ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của ngân hàng chính sách; (9) Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tới bảo lãnh Chính phủ; (10) Điều khoản thi hành.

Nghị định này được áp dụng đối với: (1) Đối tượng được bảo lãnh; (2) Người bảo lãnh; (3) Người nhận bảo lãnh; (4) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.

Ban hành kèm theo Nghị định này 02 Phụ lục, gồm: (1) Mẫu văn bản cam kết; (2) Biểu phí bảo lãnh Chính phủ áp dụng cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư.

7. Nghị định số 92/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Quyết định số01/2013/QĐ-TTgngày 07 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về lập, quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với Luật quản lý nợ công có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 25 điều quy định việc lập, quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ, cụ thể: (1) Quy định chung về: Quỹ Tích lũy trả nợ; nguyên tắc quản lý, sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ; đảm bảo nguồn ngoại tệ của Quỹ; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quản lý Quỹ; (2) Quản lý thu, chi Quỹ Tích lũy trả nợ; (3) Báo cáo và kiểm toán Quỹ Tích lũy trả nợ; (4) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Bộ Tài chính; (2) Cơ quan được ủy quyền cho vay lại; (3) Bên vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ; đối tượng được bảo lãnh; (4) Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

8. Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với Luật quản lý nợ công có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương, 21 điều quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương, cụ thể: (1) Quy định chung về: Nguyên tắc quản lý nợ của chính quyền địa phương; hình thức vàđiềukiện vay của chính quyền địa phương; (2) Kế hoạch vay, trả nợ 05 năm; chương trình quản lý nợ 03 năm và kế hoạch vay, trả nợ hàng năm của chính quyền địa phương; (3) Thực hiện vay, trả nợ của chính quyền địa phương; (4) Kế toán, kiểm toán, báo cáo và công bố thông tin nợ của chính quyền địa phương; (5) Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan cấp tỉnh trong quản lý nợ của chính quyền địa phương; (6) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bộ Tài chính và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vay, quản lý, sử dụng vốn vay, trả nợ của chính quyền địa phương.

Ban hành kèm theo Nghị định này 03 Phụ lục, gồm: (1) Mẫu công bố thông tin, báo cáo kết quả phát hành, kết quả mua bán, hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương; (2) Báo cáo định kỳ 06 tháng tình hình vay và trả nợ của chính quyền địa phương; (3) Báo cáo hàng năm tình hình vay và trả nợ của chính quyền địa phương.

9. Nghị định số 94/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Nghị định số79/2010/NĐ-CPngày 14 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công; Quyết định số56/2012/QĐ-TTgngày 21 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Chế độ báo cáo và công khai thông tin về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia tiếp tục thực hiện theo quy định của Thông tư số126/2017/TT-BTCngày 27 tháng 11 năm 2017 của Bộ Tài chính cho đến khi có quy định mới.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với Luật quản lý nợ công có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 chương, 30 điều quy định về nghiệp vụ quản lý nợ công, cụ thể: (1) Xây dựng và thực hiện chỉ tiêu an toàn nợ công; (2) Kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm; (3) Chương trình quản lý nợ công 03 năm; (4) Kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm; (5) Quản lý việc huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ; (6) Quản lý rủi ro đối với nợ công; (7) Báo cáo và công bố thông tin về nợ công; (8) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý nợ công.

10. Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà tạo lập thị trường quy định tại Nghị định này được thực hiện từ năm 2019.

Nghị định này bãi bỏ các quy định tại Mục 1 Chương II, Mục 1 Chương III và các quy định khác có nội dung liên quan đến trái phiếu Chính phủ tại Nghị định số 01/2011/NĐ-CPngày 05 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với Luật quản lý nợ công có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 43 điều quy định cụ thể về: (1) Chủ thể tổ chức, mục đích phát hành, đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ; quyền lợi, nghĩa vụ của chủ sở hữu công cụ nợ của Chính phủ; thanh toán gốc, lãi công cụ nợ của Chính phủ; sử dụng nguồn vốn phát hành công cụ nợ của Chính phủ; chi phí phát hành, đăng ký, lưu ký, thanh toán, mua lại,hoánđổi công cụ nợ của Chính phủ; (2) Phát hành và giao dịch tín phiếu kho bạc; (3) Phát hành và giao dịch trái phiếu Chính phủ; (4) Mua lại và hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ; (5) Nhà tạo lập thị trường; (6) Phát hành và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường vốn quốc tế; (7) Trách nhiệm và quyền hạn quản lý nhà nước; (8) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam, Sở Giao dịch chứng khoánvà các nhà tạo lập thị trường theo quy định tại Nghị định này; (2) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết, giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.

Ban hành kèm theo Nghị định này các Phụ lục, cụ thể: (1) Mẫu đơn đề nghị trở thành nhà tạo lập thị trường; (2) Mẫu báo cáo tham gia trên thị trường công cụ nợ của Chính phủ (gửi kèm Hồ sơ đăng ký trở thành nhà tạo lập thị trường); (3) Mẫu báo cáo hàng năm của nhà tạo lập thị trường; (4) Mẫu báo cáo định kỳ 6 tháng của nhà tạo lập thị trường.

11. Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Đối với tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi gồm: Trung tâm quản lý, khai thác công trình thủy lợi; Ban quản lý, khai thác công trình thủy lợi; trạm quản lý, khai thác công trình thủy lợi vẫn tiếp tục thực hiện như đối với các doanh nghiệp, tổ chức thủy lợi cơ sở trong thời gian chờ thực hiện chuyển đổi sang các loại hình tổ chức khai thác công trình thủy lợi phù hợp với quy định của Luật thủy lợi.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, như: Luật ngân sách nhà nước, Luật phí và lệ phí, Luật thủy lợi, Luật quản lý, sử dụng tài sản công.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 22 điều quy định về: (1) Giá và lộ trình thực hiện giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi; (2) Giá và lộ trình thực hiện giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác; (3) Lập phương án giá và điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác; (4) Đối tượng, mức, kinh phí nhà nước hỗ trợ; (5) Trình tự lập, giao dự toán, cấp phát, thanh quyết toán; (6) Tổ chức thực hiện.

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động thủy lợi trên lãnh thổ Việt Nam gồm chủ sở hữu côngtrìnhthủy lợi; chủ quản lý công trình thủy lợi; tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; (4) Tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

12. Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Nghị định này thay thế Nghị định số78/2010/NĐ-CPngày 14 tháng 7 năm 2010 về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và Nghị định số52/2017/NĐ-CPngày 28 tháng 4 năm 2017 về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Cơ chế tài chính, điều kiện cho vay lại đối với các chương trình, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định; hợp đồng ủy quyền, hợp đồng cho vay lại đã được ký kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực tiếp tục thực hiện. Trường hợp các điều kiện vay cụ thể chưa được Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc thay đổi, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi đàm phán.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với Luật quản lý nợ công có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 42 điều quy định về quản lý, thực hiện việc cho vay lại, thu hồi vốn cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, cụ thể: (1) Quy định chung về: Xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm; xây dựng kế hoạch cho vay lại và hạn mức cho vay lại hằng năm; đồng tiền cho vay lại và thu nợ cho vay lại; thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại; lãi suất, phí quản lý, dự phòng rủi ro cho vay lại; lãi phạt chậm trả; số ngày của một năm để tính lãi, phí, dự phòng rủi ro cho vay lại; nhận nợ; thứ tự ưu tiên khi thu hồi nợ; bảo đảm tiền vay; trả nợ khoản vay lại; trả nợ trước hạn; chuyển giao nghĩa vụ nợ; (2) Cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi; (3) Quản lý cho vay lại; (4) Phân loại nợ, quản lý và xử lý rủi ro cho vay lại; (5) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Bên vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ theo quy định của Luật quản lý nợ công; (2) Bộ Tài chính và cơ quan được Bộ Tài chính ủy quyền cho vay lại; (3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình quản lý, thực hiện việc cho vay lại và thu hồi vốn cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Ban hành kèm theo Nghị định này 03 Phụ lục gồm: (1) Hợp đồng cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (2) Hợp đồng ủy quyền cho vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng; (3) Hợp đồng ủy quyền cho vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng.

11. Quyết định số 25/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm bãi bỏ Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 04 điều quy định: (1) Bãi bỏ Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn; (2) Điều khoản chuyển tiếp; (3) Trách nhiệm thi hành.

12. Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 8 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp vớiNghị định số139/2017/NĐ-CPngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2018 và Nghị quyết số117/NQ-CPngày 09 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2017, trong đó, Chính phủ đồng ý về việc thí điểm tổ chức Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 05 điều quy định cụ thể: (1) Thí điểm thành lập và vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế của Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị, theo đó, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị là tổ chức hành chính trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực thi các quy định pháp luật trong lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị.; (2) Thời gian thực hiện thí điểm; (3) Trách nhiệm thi hành./.

Tác giả: TT.THCB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập939
  • Hôm nay621,679
  • Tháng hiện tại21,931,521
  • Tổng lượt truy cập481,824,208
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây