Tích cực, chủ động triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất

Thứ sáu - 08/12/2023 08:32

(CTTĐTBP) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tích cực, chủ động triển khai các giải pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới.

 

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng tư vấn Cải cách thủ tục hành chính (Ban IV) đã có công văn số 17/Ban IV đề xuất với Chính phủ:

Chỉ đạo đồng bộ việc xây dựng, thực thi các chính sách ưu tiên trước mắt để hỗ trợ dòng tiền cho doanh nghiệp (DN) thông qua (1) Hỗ trợ tiếp cận/hấp thụ vốn và (2) Giãn, hoãn, giảm chi phí cho DN. Trong đó:

+ Đối với các chính sách tín dụng, bên cạnh việc hạ nhiệt lãi suất cho vay còn cần xem xét lại các điều kiện vay trong bối cảnh phục hồi, ví dụ theo hướng các ngân hàng thương mại đánh giá khả năng trả nợ tương lai thay vì chỉ nhìn vào tài sản thế chấp và một số điều kiện xét duyệt liên quan tăng trưởng như trước nay.

+ Đối với các chính sách tài khóa, xem xét thực hiện chính sách tài khóa nghịch chu kỳ để thúc đẩy tổng cầu, bao gồm các khía cạnh: (i) Đẩy mạnh đầu tư công, tập trung vào các cơ sở hạ tầng Iớn, vừa để hỗ trợ các DN ngành Xây dựng và Vật liệu xây dựng, vừa nâng cao năng lực của quốc gia; chú trọng phát triển nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu thực của người lao động và hỗ trợ các DN bất động sản; (ii) Xem xét các giải pháp giãn/giảm áp lực thuế và chi phí khác, tạo dòng tiền ngắn hạn cho DN.

Đặc biệt chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan không ban hành các quy định làm phát sinh các loại phí, chi phí mới cho DN ít nhất trong nửa cuối năm 2023. Trong giai đoạn từ đầu năm 2024, với các quy định có tính chất phát sinh chi phí của DN, cũng cần các đánh giá tác động thật thấu đáo và toàn diện trước khi hiện thực hóa.

Trước mắt, có thể tính toán để giãn chu kỳ đóng thuế (bên cạnh chính sách giảm thuế) và chưa tăng căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Trong giai đoạn tới, nghiên cứu để có chính sách thuế phù hợp hơn đối với từng nhóm quy mô doanh thu và ngành nghề DN.

Đối với khoản thu "Kinh phí công đoàn" đang chiếm 2% quỹ lương doanh nghiệp trả cho người lao động, đề xuất Chính phủ đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét sửa Quy chế tài chính nội bộ cho phép DN giữ lại toàn bộ 2% này trong ít nhất 2 năm tới để tập trung chi trực tiếp cho người lao động; các năm tiếp theo cũng giảm dần mức đóng góp cho công đoàn cấp trên thay vì tỉ lệ đóng như hiện nay.

Liên quan đến chính sách hỗ trợ DN vừa và nhỏ, cần phát huy thực chất vai trò của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Quỹ bảo lãnh tín dụng DN nhỏ và vừa tại các địa phương để tăng cường các hình thức tín chấp, hỗ trợ các DN nhỏ và vừa tiếp cận vốn và tham gia thị trường hiệu quả. 

Mặt khác, cần quan tâm đặc biệt các giải pháp thúc đẩy và hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh cho nhóm chủ thể này vì DN vừa và nhỏ cũng phải đối diện với các quy định, yêu cầu mới từ thị trường ngay trong 2023 và các năm tiếp theo trong bối cảnh nhận thức, năng lực, nguồn lực chuyển đổi đều còn rất hạn chế.

Đối với Ngân hàng nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại, đề xuất: Đảm bảo lãi suất cho vay được giảm thực chất để tạo cơ hội phục hồi cho DN, kết hợp với nghiên cứu cải thiện các điều kiện vay trong quá trình phục hồi.

Cho phép các DN xây dựng, bất động sản cung cấp sản phẩm thuộc phân khúc phục vụ nhu cầu thiết yếu/ưu tiên (như hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội, khu công nghiệp, văn phòng...) được giãn nợ/ giữ nhóm nợ theo tinh thần Thông tư 02/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.

Đổi với Bộ Tài chính, đề xuất: Chấn chỉnh thị trường trái phiếu DN bằng việc trả về đúng định nghĩa "Nhà đầu tư chuyên nghiệp", cụ thể hạn chế tối đa sự tham gia của các Nhà đầu tư cá nhân vào thị trường phát hành riêng lẻ như thông lệ quốc tế.

Thực hiện trọng tâm và quyết liệt các chỉ đạo từ Chính phủ để giảm áp lực chi phí và dòng tiền cho DN bao gồm:

- Các chính sách giãn chu kỳ đóng thuế theo tinh thần Nghị định số 12/2023/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất năm 2023.

- Chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 101/2013/QH15 để giảm bớt khó khăn dòng tiền, đồng thời kích cầu tiêu dùng trong nước.

- Các chỉ đạo của Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc trong hoàn thuế giá trị gia tăng cho các DN, đặc biệt là DN ngành gỗ, sắn, cao su... để DN có thể quay vòng vốn, duy trì xuất khẩu...

Đối với Ủy ban chứng khoán nhà nước, đề xuất cần đẩy nhanh tiến độ để nâng hạng thị trường chứng khoán làm kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế.

Tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh

Xét báo cáo của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng tư vấn Cải cách thủ tục hành chính, tại công văn số 9575/VPCP-ĐMDN ngày 7/12/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến như sau:

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu ý kiến của Ban IV tại báo cáo số 17/Ban IV ngày 01/11/2023, theo chức năng, nhiệm vụ tích cực, chủ động triển khai các giải pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 45/2023/NQ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2023, Nghị quyết số 58/2023/NQ-CP ngày 21/4/2023, Nghị quyết số 105/2023/NQ-CP ngày 15/7/2023, Nghị quyết số 86/2022/NQ-CP ngày 11/7/2022.

Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nghiên cứu đề nghị của Ban IV tại Báo cáo số 17/Ban IV ngày 01/11/2023 liên quan đến quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn để có giải pháp phù hợp, đúng quy định. Trường hợp phát sinh nội dung vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, xem xét về kiến nghị của Ban IV tại Báo cáo số 17/Ban IV ngày 01/11/2023 nêu trên về việc Chính phủ sớm ban hành Nghị định về phân loại xanh, tín dụng xanh/tài chính xanh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2023.

Các Bộ: Công an, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, xem xét, xử lý các kiến nghị của Ban IV, theo chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền và quy định pháp luật. Trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Gửi kết quả xử lý về Ban IV để tổng hợp trước ngày 30/12/2023./.

Tác giả: Theo VGP News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,076
  • Hôm nay24,480
  • Tháng hiện tại11,741,206
  • Tổng lượt truy cập495,604,644
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây