Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Thứ ba - 29/10/2024 11:28
(CTTĐTBP) - Ngày 28/10/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 209/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong tình hình mới.
Kế hoạch nhằm xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các bô, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan có liên quan, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu để từ đó đề ra giải pháp xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức triển khai, kiểm ưa, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ATVSLĐ trong tình hình mới.

Xác định rõ nội dung, nhiệm vụ chính, trọng tâm trong việc xây dựng đề án, dự án, sản phẩm đồng thời tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện. Chủ động phối hợp tổ chức, triển khai thực hiện thống nhất đồng bộ, hiệu quả Chỉ thị số 31-CT/TW. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, ngành và toàn xã hội đối với công tác ATVSLĐ; xác định rõ phát triển kinh tế phải gắn với việc bảo đảm an toàn tính mạng và bảo vệ sức khỏe của người lao động.
 
Kế hoạch đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm: nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm đối với công tác ATVSLĐ; hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về ATVSLĐ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ; tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác ATVSLĐ. 

Nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm đối với công tác ATVSLĐ

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tổ chức quán triệt, hướng dẫn, tuyên truyền và phổ biến nội dung Chỉ thị số 31-CT/TW và Nghị quyết của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW. Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu đối với công tác ATVSLĐ, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ.

Đẩy mạnh, đa dạng hóa, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, kiến thức về ATVSLĐ; coi trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước triển khai thực hiện chuyển đổi số trong công tác truyền thông, tuyên truyền về ATVSLĐ; nhân rộng các gương điển hình, mô hình, kinh nghiệm hay trong công tác ATVSLĐ, đồng thời phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ; xây dựng và nâng cao chất lượng phong trào thi đua về công tác ATVSLĐ, hình thành văn hóa an toàn lao động; tổ chức các hoạt động Tháng hành động về ATVSLĐ, phối hợp Tháng Công nhân thiết thực hiệu quả, hướng về cơ sở; coi trọng công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá, khen thưởng trong thực hiện phong trào thi đua và công tác ATVSLĐ”.

Rà soát, đề xuất lồng ghép các nội đung tuyên truyền về công tác ATVSLĐ cho trẻ em, học sinh các cấp và giáo dục thường xuyên. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng vận động, tuyền truyền, đối thoại thương lượng về bảo đảm ATVSLĐ.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về ATVSLĐ

Thực hiện tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về ATVSLĐ. Rà soát, hoàn thiện các chính sách, pháp luật về ATVSLĐ, khắc phục kịp thời vướng mắc, bất cập trong thực tiễn. Rà soát hoàn thiện bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ đồng bộ, đầy đủ, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Tăng cường chức năng giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đối với dự thảo các chính sách ATVSLĐ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (bao gồm cả lực lượng vũ trang), tạo đồng thuận của xã hội trong xây dựng chính sách, pháp luật về ATVSLĐ.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật. Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác báo cáo, thống kê, cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực ATVSLĐ; kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSLĐ, thanh tra lao động, thanh tra ATVSLĐ các cấp; tiếp nhận và giải quyết các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân, doanh nghiệp về tình hình thi hành pháp luật ATVSLĐ kịp thời, đúng quy định pháp luật; nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chú trọng khu vực không có quan hệ lao động.

Có các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ; thường xuyên kiểm tra, thanh tra, chú trọng kiểm soát điều kiện lao động; nghiên cứu cơ chế kiểm soát chất lượng các hoạt động: huấn luyện ATVSLĐ; quan trắc môi trường lao động; khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; đưa các mục tiêu, chỉ tiêu vê bảo đảm ATVSLĐ vào trong chương trình, kê hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm và chiến lược phát triển dài hạn của quốc gia, các ngành, các cấp và địa phương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương.

Tăng cường quản lý và nâng cao năng lực cho người làm công tác y tế tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020 - 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường xử lý các vi phạm vi về ATVSLĐ gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, tính mạng của người dân, người lao động; đồng thời công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về kết quả xử lý đối với cá nhân, doanh nghiệp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng và gây bức xúc trong dư luận xã hội nhằm răn đe và tuyên truyền tính nghiêm minh của pháp luật.

Tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác ATVSLĐ

Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho công tác ATVSLĐ. Doanh nghiệp chủ động bảo đảm nguồn lực đầu tư cài thiện điều kiện lao động, triển khai biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Tăng cường nguồn lực Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư cho công tác ATVSLĐ gắn với đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với cả khu vực không có quan hệ lao động; lồng ghép nội dung ATVSLĐ trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tể - xã hội của ngành, địa phương, chương trình, dự án liên quan đến lĩnh vực lao động, y tế, môi trường.

Quản lý, sử dụng hiệu quả Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; rà soát, đề xuất bổ sung, sửa đổi mức đóng, chế độ hưởng, đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội./.

Tác giả: Hải Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập872
  • Hôm nay74,341
  • Tháng hiện tại9,521,081
  • Tổng lượt truy cập493,384,519
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây