Tăng cường phòng chống một số bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi

Thứ hai - 22/08/2022 14:05
(CTTĐTBP) - Ngày 22/8, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2256/UBND-KT về việc tăng cường phòng chống một số bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung trong Kế hoạch số 213/KH-UBND ngày 21/6/2021 về việc phòng chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030. Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm mầm bệnh, gắn với công tác kiểm dịch con giống để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tổng hợp báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản, tình hình dịch bệnh thủy sản và kết quả thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh theo quy định. Thành lập các đoàn công tác trực tiếp đến các địa bàn trọng điểm về nuôi trồng thủy sản, đặc biệt những nơi bị thiệt hại, dịch bệnh hoặc khu vực có nguy cơ cao phát sinh dịch bệnh để kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi.

UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn và UBND cấp xã chủ động bám sát địa bàn, tăng cường theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh với phương châm "phòng bệnh chủ động từ sớm, từ xa” để chỉ đạo, hướng dẫn người nuôi, kiểm soát các mối nguy, sử dụng con giống chất lượng, đã được kiểm dịch thú y; xử lý nước cấp, nước thải theo quy trình kỹ thuật; quản lý tốt ao nuôi; bổ sung vitamin, khoáng chất, sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học được phép lưu hành để tăng sức đề kháng cho động vật thủy sản và đảm bảo môi trường an toàn.

Tổ chức thống kê, báo cáo, đánh giá đúng thực trạng và có giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh; chấn chỉnh công tác thống kê, báo cáo số liệu dịch bệnh thủy sản, đặc biệt tại cấp thôn/ấp, cấp xã và cấp huyện. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức và ý thức về phòng chống dịch bệnh thủy sản cho người nuôi, đặc biệt là về chất lượng con giống, xử lý nguồn nước, lấy mẫu giám sát xét nghiệm bệnh trong cơ sở nuôi, các biện pháp tiêu độc, khử trùng và xử lý khi có dịch bệnh xảy ra. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và cấp đủ kinh phí bảo đảm triển khai có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn theo phân cấp của UBND tỉnh./.

Tác giả: Trung tâm CNTT&TT

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,618
  • Hôm nay345,383
  • Tháng hiện tại345,383
  • Tổng lượt truy cập460,238,070
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây