Phương án ứng phó thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh

Thứ hai - 15/06/2020 09:39
(CTTĐTBP) - Phương châm ứng phó thiên tai trên địa bàn tỉnh là vận dụng “4 tại chỗ”: Huy động lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, cơ sở vật chất tại chỗ, chỉ huy tại chỗ. Huy động tổng lực về người, phương tiện, cơ sở vật chất, ứng cứu kịp thời; cứu người trước, cứu tài sản sau, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân.
phong chong tt
Ngày 11/6, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Bộ Công Thương do Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh về công tác phòng chống thiên tai năm 2020, đồng thời trực tiếp kiểm tra thực địa tại hồ đập Thủy điện Thác Mơ và làm việc tại Công ty CP Thủy điện Thác Mơ. Ảnh: Thế Vĩnh.
 
Phương châm ứng phó thiên tai trên vừa được Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai (PCTT) và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh triển khai trong Phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh nhằm chủ động trong công tác ứng phó thiên tai, giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng phương án ứng phó thiên tai nhằm triển khai kịp thời, hiệu quả khi có tình huống xảy ra; đảm bảo an toàn về người và tài sản của Nhân dân, chủ động sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm, hạn chế thấp nhất mọi rủi ro do thiên tai gây ra.

Theo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, các loại hình thiên tai điển hình xảy ra trên địa bàn Bình Phước là áp thấp nhiệt đới, bão, nắng nóng, hạn hán, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, lốc, sét, mưa đá. Cấp độ rủi ro tương ứng với mỗi loại hình thiên tai như sau:
cap do rui ro thien tai

Các yếu tố dễ bị tổn thương khi thiên tai xảy ra: Về người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ đang mang thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, phụ nữ đơn thân, hộ nghèo, người bị bệnh hiểm nghèo, người bị sơ tán, di dời trước thiên tai. Về cơ sở hạ tầng, nhà tạm, dễ sập; nhà ven sông, suối; nhà ven núi, sườn đồi, mái dốc. Về sản xuất, vùng dễ bị ngập lụt, vùng dễ bị hạn hán.

Trên cơ sở đặc điểm điều kiện tự nhiên và dân sinh, kinh tế, xã hội; tình hình thiên tai, đánh giá rủi ro thiên tai theo cấp độ rủi ro và các cơ sở pháp lý, mục tiêu, phương châm ứng phó thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã triển khai phương án ứng phó với các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh tương ứng theo các cấp độ rủi ro của nó. Căn cứ phương án này, các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện và xây dựng phương án ứng phó thiên tai phù hợp với thực tế của từng ngành, địa phương./.

Tác giả: Nhật Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,553
  • Hôm nay476,868
  • Tháng hiện tại17,428,172
  • Tổng lượt truy cập477,320,859
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây