Lễ hội Lồng tồng của người Tày, Nùng ở Bình Phước

Thứ sáu - 31/08/2018 22:18
(CTTĐTBP) - Lễ hội Lồng tồng còn gọi là lễ xuống đồng, là lễ hội quan trọng vào dịp đầu năm mới của người Tày, Nùng, diễn ra từ ngày 20 đến 30 tháng Giêng (âm lịch) để mở đầu mùa gieo trồng mới.
Le hoi pha bau
Ngoài ra, người Khmer ở Bình Phước còn có Lễ hội Phá bàu là lễ cúng ruộng, cúng xuống giống, bắt đầu vào mùa mưa khoảng tháng 4, 5 âm lịch. Trong ảnh là các già làng trong ấp Chà Đôn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh đang tiến hành nghi lễ cúng thần linh trước khi xuống đồng. Nguồn ảnh: Báo Bình Phước.
 
Theo Địa chí Bình Phước, lễ hội này được tổ chức trong các bản làng để cầu cúng thần nông - vị thần cai quản ruộng đồng, vườn tược, gia súc, làng bản cho cây cối xanh tươi, mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi, mọi người no ấm, bản làng yên lành. Lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày - Nùng ở Bình Phước diễn ra từ ngày 20 đến 30 tháng Giêng (âm lịch) để mở đầu mùa gieo trồng mới (tùy theo từng địa phương).

Hội tổ chức ngoài trời, trên một thửa ruộng lớn gọi là ruộng xuống đồng. Hội chia thành hai phần: Phần lễ có tạ thiên địa, cầu thần Nông, thần Phục Hy độ trì cho mưa thuận gió hòa, gia cầm sinh sôi, bản làng bình yên no ấm... Chủ trì hội là người coi đình hay người coi việc thờ cúng thần Nông của làng. Các gia đình tham dự hội đều mang theo cỗ để làm lễ vật cúng thần Đất, thần Núi, thần Nông và Thành hoàng. Đó là những mâm cỗ thịnh soạn, trình bày đẹp với xôi nếp, thịt lợn, rượu trắng và các loại bánh như khẩu sli, khẩu slec, bánh khảo, bánh dày, chè lam...

Ở một số hội quy mô lớn, người chủ trì còn cho tổ chức lễ hiến tam sinh (trâu, heo, gà hay heo, dê, gà). Trên thửa ruộng xuống đồng, đàn tế thần Nông và các thần khác được trần thiết. Lễ hội bắt đầu khi chiêng trống nổi lên, các người già và tráng đinh rước thần Nông và Thành hoàng từ đình ra ruộng, còn các gia đình thì rước cỗ bày ra trên bãi hội. Người chủ trì hội xướng bài mo cúng chư thần rồi tuyên bố phá cỗ. Gia đình nào có cỗ thịnh soạn và mời được nhiều khách dự hội đến thưởng thức cỗ thì xem đó là điều may mắn cho cả năm.

Có nơi các vị bô lão được mời đi thưởng cỗ, thanh niên gái, trai đi theo múa hát, chúc cho từng gia đình vạn sự tốt lành. Ăn cỗ xong, mọi người tiếp tục ca hát và tham gia các trò chơi dân gian: cướp còn, ném còn, kéo co, đánh quay, đánh yến, đánh đu, múa kỳ lân, múa sư tử, múa võ, múa giáo, bịt mắt bắt dê, hát giao duyên (hát lượn), cờ tướng... Ném còn là trò chơi vui nhất, có đông người tham gia nhất. Người ta quan niệm rằng, trong hội phải có người tung được quả còn ngũ sắc xuyên thủng hồng tâm thì năm đó bản làng mới có thể làm ăn thuận lợi. Là lễ hội quan trọng nhất của dân tộc mình, nên mọi người đều mặc y phục dân tộc đẹp nhất, các bà, các cô đeo đồ trang sức quý nhất./.

Tác giả: T.P (tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,874
  • Hôm nay403,691
  • Tháng hiện tại11,258,063
  • Tổng lượt truy cập456,653,185
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây