Họp báo cung cấp thông tin về ổ bệnh sán dây heo ở Bù Gia Mập

Thứ sáu - 09/11/2018 21:36
BPO - Chiều 9-11, Sở Thông tin - Truyền thông phối hợp cùng Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND huyện Bù Gia Mập tổ chức họp báo cung cấp thông tin về ổ bệnh sán dây heo tại huyện Bù Gia Mập.
Bác sĩ Quách Ái Đức, Phó giám đốc Sở Y tế cho biết: Ổ bệnh sán dây heo trên địa bàn huyện Bù Gia Mập được phát hiện từ tháng 2-2018. Từ ngày 2 đến ngày 10-4-2018, Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng (SR-KST-CT) TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm Y học dự phòng quân đội phía Nam (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị của địa phương điều tra xét nghiệm máu chẩn đoán huyết thanh bệnh ấu trùng sán dây heo ở người tại các xã Phú Nghĩa, Đắk Ơ, Bù Gia Mập thuộc huyện Bù Gia Mập. Qua xét nghiệm 904 mẫu có 330 mẫu dương tính với ấu trùng giun đũa chó, mèo, chiếm 36,50%; 108 mẫu dương tính với ấu trùng sán dây heo (bệnh heo gạo), chiếm 11,95%. Trong số các mẫu dương tính với 2 loại ấu trùng này, có 54 trường hợp nhiễm phối hợp cả 2 loại, chiếm 6%.
 
Hop bao
Phó giám đốc Sở Y tế Quách Ái Đức báo cáo tình hình ổ bệnh sán dây heo tại hội nghị
 
Bệnh sán dây heo được ghi nhận trên 55 tỉnh, thành trong cả nước với tỷ lệ mắc bình quân từ 2 đến 6%. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm ấu trùng sán dây heo là do tập quán chăn nuôi thả rông và tự giết mổ không thông qua cơ sở giết mổ đạt chuẩn. Trứng của sán dây heo có thể tồn tại từ 2 đến 3 tháng trong môi trường tự nhiên. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán dây heo trên địa bàn tỉnh cao hơn so với bình quân chung cả nước là do điều tra tập trung vào điểm đích chứ không phải điều tra ngẫu nhiên.
 
Ngay sau khi nhận thông báo kết quả xét nghiệm, Viện SR-KST-CT TP. Hồ Chí Minh, Sở Y tế Bình Phước đã có công văn chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với các đơn vị trên địa bàn điều tra xử lý ổ bệnh, tuyên truyền cho người dân cách phòng chống nhiễm sán, giun. Đối với các trường hợp nhiễm sán dây heo trên địa bàn đã được cung cấp thuốc uống, hướng dẫn đến cơ sở y tế chuyên khoa khám và điều trị kịp thời.

Phó chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập Phạm Hồng Khanh cho biết: Ổ bệnh sán dây heo được phát hiện ngẫu nhiên theo chiến dịch phòng chống sốt rét trên địa bàn tỉnh từ tháng 2 năm nay. Sau khi phát hiện, huyện đã phối hợp với Sở Y tế tập trung tuyên truyền và tất cả các trường hợp dương tính với ấu trùng sán dây heo đã được uống thuốc, hướng dẫn đến các trung tâm y tế chuyên khoa để điều trị tận gốc. Đối với các trường hợp là hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, huyện trích nguồn kinh phí dự phòng để hỗ trợ khám chữa bệnh. Tập quán chăn nuôi heo thả rông của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa và ăn, ở thiếu vệ sinh rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm ấu trùng sán dây heo cũng như giun đũa chó, mèo.
 
Hop bao2
Phó chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập Phạm Công Khanh báo cáo công tác tuyên truyền phòng chống ổ bệnh sán dây heo trên địa bàn huyện tại hội nghị

Ông Phạm Văn Hoang, Phó giám đốc Sở Nông hiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Bình Phước hiện có 442.594 con heo được chăn nuôi theo quy mô trang trại và 62.000 con heo chăn nuôi theo mô hình nông hộ. Nếu thông tin thiếu chính xác sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi của tỉnh. Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên gia súc ổn định, không phát hiện dịch bệnh trên diện rộng. Việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên địa bàn Bình Phước được chú trọng, thường xuyên, kịp thời.
 
Hop bao3
Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phạm Văn Hoang báo cáo tình hình chăn nuôi heo cũng như công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh
 
Phát biểu kết luận tại hội nghị, Phó giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông Trương Đình Vũ đề nghị: Sở Y tế phối hợp cùng UBND huyện Bù Gia Mập tăng cường tuyên truyền đối với bệnh sán dây heo để người dân nhận biết và cách phòng, chống bệnh. Sở Nông hiệp và Phát triển nông thôn tăng cường hướng dẫn cho người dân chủ động phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi. Các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh sớm thông tin cụ thể, kịp thời, chính xác tình hình để người dân hiểu rõ tính chất, mức độ ổ bệnh sán dây heo trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt các cơ quan chuyên môn như Sở Y tế và Sở Nông hiệp và Phát triển nông thôn chủ động cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ cho báo chí để báo chí thông tin kịp thời đến các tầng lớp nhân dân, tránh tình trạng thông tin thiếu chính xác, gây hoang mang trong dư luận./.

Tác giả: Theo Đông Kiểm (Báo Bình Phước)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,423
  • Hôm nay17,934
  • Tháng hiện tại1,773,397
  • Tổng lượt truy cập447,168,519
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây