Đa dạng hóa mô hình phát triển thư viện và văn hóa đọc

Thứ sáu - 26/07/2024 10:27
(CTTĐTBP) - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi các bộ, ngành và địa phương về việc phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp với trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng phục vụ người dân học tập suốt đời tại cơ sở.
Theo đó, thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 09/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030”, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tư pháp có văn bản chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền quản lý chia sẻ các nguồn sách (bao gồm sách điện tử) từ đề án “Trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn” và Tủ sách pháp luật theo Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể như xây dựng mô hình kết hợp tủ sách pháp luật, tủ sách xã, phường, thị trấn với thư viện cấp xã, thư viện cơ sở; phối hợp với hệ thống thư viện công cộng chuẩn hóa công tác xử lý sách trước khi đưa vào phục vụ, chia sẻ nguồn sách điện tử của dự án góp phần phục vụ người dân truy cập, khai thác và sử dụng thông tin.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền Thông phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý rà soát, đánh giá các thiết chế đang quản lý có tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo (như: trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã); xây dựng cơ chế phối hợp, kết hợp với hệ thống thư viện công cộng để triển khai các hoạt động khuyến đọc phục vụ nhân dân.

Bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ban hành cơ chế, chính sách để các đơn vị phát huy hiệu quả việc sử dụng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động công ích; tiếp tục khuyến khích phát triển thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện cộng đồng phục vụ người dân; đa dạng hóa mô hình phát triển thư viện và văn hóa đọc theo hướng lấy cơ sở là địa bàn trọng tâm để tác nghiệp, kết hợp và phát huy hiệu quả các thiết chế sẵn có phù hợp với thực tiễn. Đầu tư trọng tâm cho thư viện công cộng cấp tỉnh để phát triển, duy trì bền vững hiệu quả hoạt động của mô hình thư viện lưu động, đặc biệt xe ô tô thư viện lưu động đa phương tiện tới vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, những nơi chưa có thư viện công lập.

Chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp rà soát, đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống cơ sở hiện có; phát triển mô hình phục vụ hoạt động thư viện, khuyến đọc theo hướng khai thác và sử dụng hiệu quả trụ sở, trang thiết bị, nguồn nhân lực hiện có, chấn chỉnh, kiện toàn các mô hình hoạt động chưa hiệu quả; phát huy, nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả tại địa phương.

Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật rà soát tổ chức lại các nguồn lực thông tin cấp về địa phương để phát huy hiệu quả. Xây dựng hoặc lồng ghép vào các chương trình phối hợp đang thực hiện với các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị-xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội ở địa phương hỗ trợ thư viện cơ sở nguồn lực tham gia vận hành, tổ chức các hoạt động khuyến đọc.

Bên cạnh đó, chỉ đạo thư viện công cộng cấp tỉnh hướng dẫn chuẩn hóa các hoạt động thư viện; thực hiện phương châm “Sách đi tìm người đọc” tiếp tục đẩy mạnh hoạt động luân chuyển, tổ chức các hoạt động khuyến đọc tại thư viện cơ sở; lồng ghép nội dung khuyến đọc trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao quần chúng. Mở rộng phạm vi, tăng số lượng, nâng cao chất lượng công tác phục vụ lưu động; phối hợp chặt chẽ với thư viện cơ sở trên địa bàn khi phục vụ lưu động, chú trọng tính đặc thù từng khu vực. Xây dựng quy chế, nội quy hoạt động mẫu cho thư viện cơ sở phù hợp với thực tiễn, phong tục văn hóa của từng địa bàn; phát huy vai trò của thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, tủ sách cơ sở tại những địa bàn không có thư viện công lập; luân chuyển, hỗ trợ nguồn tài nguyên thông tin ban đầu; hỗ trợ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ thư viện, phát triển văn hóa đọc cho người tham gia vận hành, quản lý thư viện cơ sở./.

Tác giả: T.T

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập891
  • Hôm nay10,864
  • Tháng hiện tại11,886,472
  • Tổng lượt truy cập457,281,594
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây