Cây mai dương gây hiểm họa khôn lường

Thứ ba - 25/06/2013 14:31

Cây mai dương gây hiểm họa khôn lường

(CTTĐTBP) - Trên địa bàn tỉnh, môi trường đất và nước đang bị đe dọa bởi cây mai dương. Đây là loài cây bụi, nhiều gai nhọn, có nguồn gốc từ Trung Mỹ, tên khoa học là Mimosa Pigra thuộc họ Fabaceae hay Mimosaceae. Cây mai dương là một trong những loài cỏ dại nguy hiểm đối với các vùng đất ngập nước, nhiệt đới.
 
Ông Trần Ngọc Kinh, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết: Cây mai dương còn có một số tên gọi khác như cây ngưu ma vương, cây trinh nữ nhọn, cây mắc cỡ Mỹ... Cây cao đến 6 m, phân thành nhiều nhánh, thân và cành có nhiều gai nhọn. Hạt được bao bọc bởi một lớp áo có nhiều lông, giúp chúng nổi trên mặt nước nên có thể giữ sức nảy mầm 23 năm, từ lúc hạt nảy mầm đến lúc cây ra hoa khoảng 6 - 8 tháng.
 
Hạt cây mai dương được bao bọc bởi một lớp áo có nhiều lông, giúp chúng nổi trên mặt nước và có thể giữ sức nảy mầm 23 năm.
 
Cây mai dương mọc rất nhanh trong điều kiện đất trống hay ẩm ướt, có khả năng mọc nhanh sau khi bị chặt hạ. Bản thân cây mai dương trưởng thành khó bị đốt cháy, khu vực bị cây mai dương xâm lấn thường có rất ít cây cỏ khác mọc chung. Do đó, việc dùng lửa không phải là biện pháp hiệu quả.
 
Ngoài ra, loài cây này còn làm cho đất nghèo chất dinh dưỡng, gây ảnh hưởng xấu và nguy cơ hủy diệt hệ thực vật, động vật trong rừng, do chứa chất mimosin (loại acid amin có thể gây độc với nhiều loài thực vật). Thân cây mai dương khi chết sẽ phân hủy tạo ra chất độc gây ô nhiễm nguồn nước…
 
Theo kết quả điều tra ban đầu của Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh, cây mai dương đã xuất hiện trên địa bàn các huyện, thị xã trong tỉnh như: Đồng Xoài, Bù Gia Mập, Đồng Phú…Diện tích loại cây này xâm chiếm ngày một nhiều, đặc biệt là những khu vực ven sông, hồ, bờ ruộng lúa hay những vùng đất trống, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, sản xuất của người dân.   
 
Ông Phan Văn Đon, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: Giải pháp hữu hiệu nhất là tiêu diệt chúng ngay từ nhỏ bằng cách nhổ cả cây con. Đồng thời, các địa phương cần phổ biến rộng rãi cho cộng đồng biết về tác hại nguy hiểm của loại cây này.
 
“Trên thị trường hiện có 5 loại hóa chất dùng để diệt cây mai dương thích hợp theo từng chu kỳ sinh trưởng, gồm: Glyphosate, Truyclopyr, Paraquat, Metsulfuronmethyl và 2,4D. Việc phun thuốc hóa học phải tiến hành trước và sau khi cây mai dương có hoa, không nên phun lá quá trễ, hạt cây mai dương sẽ phát tán”, ông Đon lưu ý./.
Nhật Chiêu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,128
  • Hôm nay662,269
  • Tháng hiện tại19,838,775
  • Tổng lượt truy cập479,731,462
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây