10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

Thứ sáu - 09/12/2022 08:14

(CTTĐTBP) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 8/12, tại Trung tâm hội nghị Trường Chính trị tỉnh, sau khi Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh trình bày báo cáo tóm tắt của UBND tỉnh về công tác năm 2022 và chương trình công tác năm 2023, các đại biểu đã được nghe Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Mi báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, với 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2023, tạo đà cho thực hiện kế hoạch 5 năm (2021-2025).

18/22 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Mi, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức mới, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự nỗ lực của các cấp, ngành và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế - xã hội năm 2022 của tỉnh đã khôi phục đà tăng trưởng và đạt được những kết quả rất tích cực. Trong 22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu, có 18 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Mi báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, với 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2023

Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, tạo đà quan trọng cho các năm tiếp theo thực hiện mục tiêu tăng trưởng của kế hoạch 5 năm (2021-2025). Tăng trưởng kinh tế của tỉnh ước tăng 9,1%, vượt kế hoạch đề ra là 7-7,5%. Trong đó, kinh tế số chiếm tỷ trọng 5%; GRDP bình quân đầu người ước đạt 85,1 triệu đồng (tương đương 3.550 USD), tăng 11,6% so năm 2021.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục nâng cao chất lượng, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất. Chăn nuôi ngày càng phát triển mạnh theo định hướng quy hoạch. Toàn tỉnh có 75/86 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 87,2%, có 9 xã phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao trong năm 2022, có 3/11 huyện, thị xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Mi báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 tại kỳ họp

Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh và tiếp tục tăng mạnh. Xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ. Năm 2022, Bình Phước thu ngân sách ước đạt 14.535 tỷ đồng, bằng 119% dự toán Bộ Tài chính giao, đạt 102% dự toán điều chỉnh HĐND tỉnh thông qua và tăng 6% so năm 2021. Nguồn vốn huy động tại chỗ luôn đảm bảo khả năng thanh khoản, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Thu hút đầu tư trong nước và phát triển doanh nghiệp có nhiều khởi sắc. Trong năm, toàn tỉnh thu hút đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 10.800 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch. Thu hút đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký mới và điều chỉnh là 150 triệu USD, đạt 37,5% kế hoạch. Toàn tỉnh có 1.150 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 7,9% so năm 2021, đạt 104,5% kế hoạch năm. Thành lập mới 30 hợp tác xã, đạt 100% kế hoạch.

Giải ngân vốn đầu tư công ước thực hiện 6.733 tỷ đồng, đạt 90,4% so chỉ tiêu Trung ương giao và đạt 90% so kế hoạch tỉnh giao. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng, đời sống người dân được cải thiện. 

Công tác cải cách hành chính được chỉ đạo quyết liệt. Bình Phước hiện có 1.432 dịch vụ công kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, đứng đầu so với cả nước. Tỉnh xếp thứ 8/63 tỉnh, thành phố về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Chỉ số đánh giá chuyển đổi số DTI năm 2021 của tỉnh xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố.

Bên cạnh kết quả đạt được, trong năm vẫn còn 4 chỉ tiêu về: tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia và số giường bệnh/vạn dân không đạt kế hoạch đề ra.

10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2023

Trên cơ sở các chỉ tiêu, kế hoạch, UBND tỉnh đã đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Đó là: Đẩy mạnh triển khai hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tiếp tục đẩy nhanh giải ngân các nguồn vốn chính sách, đặc biệt là chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách hỗ trợ 2% lãi suất đối với các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, tránh trục lợi chính sách.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh trình bày báo cáo tóm tắt của UBND tỉnh về công tác năm 2022 và chương trình công tác năm 2023

Tiếp tục thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất luợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ và nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư công. Trong đó, tiếp tục bám sát và hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu của Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải đối với đường cao tốc Chơn Thành (Bình Phước) - Gia Nghĩa (Đắk Nông) và các dự án giao thông kết nối liên vùng. 

Tập trung khai thác nguồn thu và tiết kiệm chi ngân sách, đặc biệt triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch khai thác nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước phù hợp với thực tế, phấn đấu đạt 16.130 tỷ đồng. Khẩn trương hoàn thành các thủ tục để đấu giá quyền sử dụng đất, đảm bảo nguồn thu theo dự toán và giải ngân vốn đầu tư công năm 2023. Tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ chi, thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, ưu tiên chi cho đầu tư phát triển và các chính sách an sinh xã hội.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Phát triển văn hóa xã hội, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân. Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số. Xây dựng quốc phòng, an ninh vững mạnh, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại. Đẩy mạnh thông tin truyền thông và công tác phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh thông tin truyền thông theo hướng công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả. Thông tin đầy đủ kịp thời về các vấn đề dư luận, xã hội quan tâm. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại, nhất là về cơ chế, chính sách gắn liền với cuộc sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệp.

Theo chương trình làm việc, chiều nay, kỳ họp tiếp tục xem xét các báo cáo của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự tỉnh. Xem xét báo cáo thẩm tra của các ban HĐND tỉnh và tiến hành phiên chất vấn đối với một số Ủy viên UBND tỉnh./.

Tác giả: Theo Đài PT-TH&Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,540
  • Hôm nay244,400
  • Tháng hiện tại13,841,912
  • Tổng lượt truy cập459,237,034
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây