Ngày thứ hai Kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh khóa IX: Chất vấn một số ủy viên UBND tỉnh

Thứ năm - 07/12/2017 09:43
(CTTĐTBP) - Tại phiên chất vấn sáng và chiều nay (7/12) trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh khóa IX, các đại biểu HĐND tỉnh đã có 27 lượt ý kiến chất vấn đối với một số ủy viên và cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT) Nguyễn Song Đoàn.
>>> Khai mạc Kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh khóa IX
>>> Tỷ lệ án được giải quyết đạt 82%


Bà Trần Tuệ Hiền - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tọa kỳ họp đánh giá: Phiên chất vấn diễn ra trách nhiệm, sôi nổi và tích cực. Các cơ quan được chất vấn chuẩn bị nội dung nghiêm túc dù thời gian chuẩn bị rất ngắn (1 ngày) và khối lượng công việc cuối năm nhiều. Nhiều đại biểu chất vấn 5-6 lần, có nhiều vấn đề được chất vấn đến cùng đã thể hiện tinh thần, trách nhiệm của đại biểu đối với cử tri.
 
Logo ky hop HDND tinh
Mở đầu phiên chất vấn, Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Văn Hùng đăng đàn trả lời về 5 nhóm vấn đề “nóng” của ngành giáo dục hiện nay: Tình trạng lạm thu đầu năm học tại các trường trên địa bànOng Nguyen Van Hung tỉnh; công tác tổ chức bộ máy biên chế ngành giáo dục, việc giải quyết tình trạng dư giáo viên ở các khu vực trung tâm nhưng thiếu giáo viên các khu vực vùng sâu, vùng xa; tình trạng quá tải của các trường mầm non trên địa bàn tỉnh khá phổ biến; việc thực hiện chuyển các điểm trường lẻ về điểm trường chính để đảm bảo xây dựng trường đạt chuẩn đã khiến cho một số gia đình phải đưa con em đi học khá xa (có nơi trên dưới 10 km).

Đã có 9 lượt ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh chất vấn Giám đốc Sở GD&ĐT. Đại biểu Nguyễn Thanh Thuyên cho rằng tình trạng lạm thu đầu năm học tại các trường trên địa bàn tỉnh tái diễn hàng năm, là "câu chuyện không còn mới", học phí thì thấp nhưng "tiền trường" (các khoản thu thêm ngoài quy định) thì cao. Đại biểu Nguyễn Hoàng Thái đặt vấn đề: Việc thực hiện các khoản thu kinh phí được vận động, khoản thu xã hội hóa... theo Chỉ thị số 12 ngày 17/8/2015 của UBND tỉnh hiện bộc lộ một số bất cập, ngành giáo dục cần phải rà soát để tham mưu UBND tỉnh chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế. Đại biểu Trương Thị Ngọc Anh đề nghị ngành GD&ĐT tỉnh có hướng xử lý quyết liệt hơn đối với tình trạng lạm thu tại các trường mầm non hiện nay; các khoản thu của trường cần niêm yết công khai để phụ huynh được biết, tránh trường hợp trường đã thu rồi, lớp còn thu thêm.

Trả lời các ý kiến đại biểu chất vấn về tình trạng lạm thu trong trường học, Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Văn Hùng cho biết: Trong giai đoạn hiện nay, ngân sách Trung ương cũng như địa phương chưa đủ khả năng đáp ứng đầy đủ cho việc chi đầu tư trong lĩnh vực GD&ĐT thì việc huy động các khoản thu xã hội hóa và sử dụng đúng mục đích được Chính phủ, địa phương cho phép, nhưng nếu xảy ra tình trạng lạm thu, sử dụng nguồn thu xã hội hóa không đúng mục đích cần phải chấn chỉnh kịp thời. Ông Hùng thừa nhận, tình trạng lạm thu trở thành căn bệnh "trầm kha", núp bóng dưới nhiều hình thức khác nhau. Để giải quyết triệt để vấn đề này, không chỉ là trách nhiệm chính của ngành GD&ĐT, mà còn là trách nhiệm phối hợp, giám sát của các cấp, địa phương và đặc biệt là hội phụ huynh của các trường học.

Ngay từ đầu năm học 2017-2018, Sở GD&ĐT đã ban hành văn bản nhắc nhở, chấn chỉnh công tác thu, chi, vận động đóng góp tại các trường trên địa bàn tỉnh; đồng thời, sở đã tổ chức thanh tra tại 4 huyện, thị xã và 8 đơn vị trường học. Qua thanh tra cho thấy, đa số các đơn vị chấp hành tốt các quy định về thu, chi, vận động đóng góp của cha mẹ học sinh. Tuy nhiên, vẫn có một số khuyết điểm sau: Chưa triển khai họp giữa nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh để thông báo và lấy ý kiến thống nhất về các khoản thu, chi trong năm học; lập dự trù thu, chi nhưng không đúng theo hướng dẫn. Sở GD&ĐT đã kết luận, chỉ đạo các đơn vị kiểm điểm, rút kinh nghiệm và khắc phục các khuyết điểm nêu trên.

Bên cạnh đó, các đại biểu còn đặt một số câu hỏi đối với Giám đốc GD&ĐT liên quan đến tình trạng quá tải (vượt quá sĩ số học sinh theo quy định trong một lớp) của các trường mầm non trên địa bàn tỉnh hiện nay là khá phổ biến. Đại biểu cũng quan ngại về việc gia tăng các nhóm, điểm lẻ giữ trẻ tư thục ngoài công lập, giải pháp quản lý cũng như trách nhiệm của ngành đối với việc kiểm soát tình trạng "bạo lực trẻ em" trong bậc học mầm non mà dư luận quan tâm trong thời gian gần đây. Công tác tạo nguồn, bố trí và sử dụng biên chế ngành giáo dục, đặc biệt bậc học mầm non; việc giải quyết tình trạng dư giáo viên ở các khu vực trung tâm, nhưng thiếu giáo viên ở các khu vực vùng sâu, vùng xa; việc phân bổ số lượng tiết dạy giữa các giáo viên trong một trường còn bất cập, người nhiều người ít... Các vấn đề trên đã được Giám đốc GD&ĐT Nguyễn Văn Hùng trả lời, giải đáp thỏa đáng, gắn với tinh thần, trách nhiệm cũng như định hướng, giải pháp khắc phục của ngành GD&ĐT tỉnh nhà trong thời gian tới.

Logo ky hop HDND tinh
Tiếp đó, Phó Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Song Đoàn trả lời chất vấn về 5 ong nguyen song doannhóm vấn đề của ngành được cử tri và nhân dân tỉnh nhà quan tâm: Kết quả thực hiện Nghị quyết số 09/2016/NQ-HĐND ngày 17/10/2016 của HĐND tỉnh về chính sách đối với quỹ đất nông nghiệp tách ra khỏi lâm phần sau quy hoạch 3 loại rừng; kết quả thực hiện các Nghị quyết số 17/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 và Nghị quyết số 34/2017/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 của HĐND tỉnh về thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Phước; tình hình khai thác cát trên sông Đồng Nai vẫn diễn ra ngày càng phức tạp, gây sạt lở nghiêm trọng hai bên bờ sông; thực trạng vấn đề môi trường tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay, đặc biệt là các khu công nghiệp trên địa bàn xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành; việc giải quyết vần đề Cây xăng Hồng Hạng (xã Long Hà, huyện Phú Riềng) để rò rỉ xăng dầu, gây ô nhiễm môi trường, chưa có sự thống nhất giữa văn bản trả lời của Sở TN&MT và Công an tỉnh.

Logo ky hop HDND tinh
Thay mặt UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Dũng đã trả lời làm rõ 2 nhóm vấn đề mà đại biểu và cử tri quan tâm. Một là, việc thực hiện các chính sách, chương trình, đề án cho đồng bào dân ông Nguyen Tien Dungtộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, nhất là về thực hiện chính sách giao đất sản xuất, chính sách cử tuyển. Hai là, tỷ lệ dân số nông thôn năm 2017 sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 93,2% (đạt kế hoạch đã đề ra); tuy nhiên, theo phản ánh của cử tri, hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân hiện hoạt động kém hiệu quả; việc quản lý hệ thống cấp nước không thường xuyên dẫn đến xuống cấp, thường xuyên hư hỏng; việc quản lý, khai thác và vận hành hệ thống kênh mương nội đồng trên địa bàn chưa hiệu quả, chưa kịp thời cung cấp nước sản xuất cho người dân.

Tại phiên chất vấn chiều nay, đại biểu Hà Anh Dũng, Phạm Phước Hải, Trương Thị Ngọc Anh đã thể hiện tinh thần, trách nhiệm của đại biểu HĐND tỉnh khi chuyển tải được những tâm tư nguyện vọng, ý kiến kiến nghị của cư tri đến nghị trường kỳ họp. Nội dung ý kiến chất vấn của các đại biểu xoay quanh đến chất lượng, hiệu quả, công tác khắc phục hư hỏng, cũng như công tác quản lý, khai thác, vận hành và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đối với công trình sử dụng nước sau Thủy điện Cần Đơn (Bù Đốp), hệ thống thủy lợi hồ M26 (xã Phước Thiện, Bù Đốp), công trình cấp nước xã Thiện Hưng (Bù Đốp), trạm bơm Đăng Hà (Bù Đăng)… Đồng thời, đề nghị Thường trực HĐND tỉnh xem xét đưa nội dung quản lý, khai thác và vận hành hệ thống kênh mương nội đồng, cấp nước sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh vào Chương trình giám sát năm 2018 của HĐND tỉnh.

Đại biểu Điểu Điều, Nguyễn Hồng Trà quan tâm chất vấn về công tác tham mưu, sự phối hợp của các cơ quan liên quan, nguyên nhân dẫn đến hạn chế... trong triển khai thực hiện, giải quyết các chính sách, chương trình, đề án cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, nhất là về thực hiện chính sách giao đất sản xuất, chính sách cử tuyển.

Các ý kiến chất vấn đã được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Dũng và ông Vũ Hồng Liêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Giám đốc Ban Quản lý các dự án ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh trả lời, giải trình làm sáng rõ. 
Gach tin
Đến nay, tỉnh đã xây dựng 39 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, trên 900 giếng khoan, 6.000 giếng đào mới và 20.000 giếng đào cải tạo; 250 mô hình thí điểm xử lý nước sinh hoạt nông thôn quy mô hộ gia đình. Các công trình trên đã giải quyết cơ bản việc cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân ở các khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt, ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh và các đồn biên phòng, nâng tỷ lệ người dân nông thôn trong tỉnh có đủ nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ 37% vào cuối năm 1997 lên 93,2% vào cuối năm 2017.

Tổng số công trình thủy lợi trên địa bàn là 66 công trình. Trong đó, có 59 hồ chứa, 6 đập dâng và 1 trạm bơm đang vận hành, khai thác với năng lực thiết kế tưới cho sản xuất nông nghiệp là 17.657 ha (tưới cho lúa 3 vụ: 6.527 ha; tưới cây công nghiệp: 11.130 ha), đáp ứng được khoảng 34% tổng diện tích cây trồng cần tưới trên địa bàn tỉnh và tạo nguồn để cấp nước sinh hoạt và công nghiệp 89.809 m3/ngày đêm. Tổng chiều dài kênh mương nội đồng là 171 km (trong đó 141 km kênh được kiên cố hóa, 30 km kênh đất).

Các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, cơ bản đáp ứng các mục tiêu. Tuy nhiên, một số công trình chưa được đầu tư đồng bộ, mới chỉ xây dựng hoàn thành công trình đầu mối, chưa xây dựng hệ thống kênh tưới nên chưa phát huy hết năng lực như: Hồ Bù Kal, suối Nuy (xã Lộc Thạnh, Lộc Ninh), hồ M26 (Bù Đốp)...

Hiện nay, một số công trình thủy lợi đã được xây dựng lâu năm, nhiều hạng mục đầu mối, hệ thống kênh mương đã bị hư hỏng, xuống cấp, bồi lắng... gây mất an toàn trong mùa mưa lũ cũng như giảm năng lực phục vụ theo thiết kế như: Hồ Bù Môn, Đa Bo huyện Bù Đăng; hồ Suối Láp huyện Hớn Quản... Trong thời gian tới, cần sửa chữa, nâng cấp. Ngoài ra, hệ thống trạm bơm Đăng Hà, huyện Bù Đăng hoạt động kém hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ nước sản xuất cho người dân; hệ thống kênh tưới sau hồ thủy điện Cần Đơn chưa đưa vào sử dụng.
Gach tin

Tác giả: TT.THCB - Nhật Phong - Thanh Phương - Hải Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,156
  • Hôm nay561,846
  • Tháng hiện tại17,513,150
  • Tổng lượt truy cập477,405,837
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây