Phát huy hiệu quả phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”

Thứ năm - 24/11/2022 09:04
(CTTĐTBP) - Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” ngày càng được triển khai sâu rộng, hiệu quả với sự tham gia, vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Để thực hiện tốt phong trào này, Bình Phước đã quan tâm ban hành nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ thiết thực và nhận được sự chung tay hưởng ứng của các tổ chức, cá nhân.
image 20221124090447 1
Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết tại xã Lộc Thuận, huyện Lộc Ninh
Thời gian qua, tỉnh đã quan tâm xây dựng, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng thiết yếu về giao thông, điện, trường học... tại những địa bàn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Triển khai các chỉ tiêu hỗ trợ hộ nghèo cụ thể về bảo đảm vốn vay ưu đãi cho 100% hộ nghèo, cận nghèo; xây dựng, hỗ trợ, phát triển, nhân rộng 22 mô hình giảm nghèo/năm; hỗ trợ ít nhất một thành viên trong hộ nghèo, cận nghèo có việc làm, hỗ trợ cây, con giống..., kết hợp lồng ghép triển khai các chương trình, nguồn vốn hỗ trợ của trung ương, địa phương và nguồn vốn của doanh nghiệp, xã hội hóa vào thực hiện chương trình giảm nghèo. 
 
Trong năm 2022, các cấp, ngành, địa phương trong toàn tỉnh đã chủ động tham mưu, đề xuất cấp ủy, phối hợp với chính quyền trong công tác tổ chức thực hiện vận động ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, nguồn quỹ vận động được chi đúng mục đích, đối tượng, có hiệu quả, kịp thời giải ngân, hỗ trợ hộ nghèo xây nhà ở, qua đó góp phần cùng Đảng, Nhà nước chăm lo, giúp đỡ người nghèo vươn lên thoát nghèo. Nhiều hoạt động vì người nghèo được các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp triển khai thực hiện, đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Cụ thể, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức cuộc vận động xây dựng Quỹ Vì người nghèo, Ngày hội “Chung tay vì người nghèo”. Tính đến cuối tháng 10/2022, Quỹ Vì người nghèo nhận được trên 53,6 tỷ đồng tiền ủng hộ. Trong tháng 11/2022 tiếp tục hỗ trợ để xây dựng 813 nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo.

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh có nhiều mô hình xóa nghèo hiệu quả như: Thu gom phế liệu gây quỹ giúp hội viên khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo của Câu lạc bộ thu gom phế liệu thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ phường Phú Đức, thị xã Bình Long; nuôi heo đất tạo nguồn vốn xóa nghèo, Chương trình đồng hành cùng phụ nữ vùng biên, tạo quỹ an sinh xã hội, tổ xoay vòng vốn, tổ tương trợ vốn… để giúp hội viên thoát nghèo.

Hội Cựu chiến binh tỉnh với phong trào giúp nhau xóa nhà tạm, xóa hộ nghèo, giúp nhau làm kinh tế, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững góp phần giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh thời kỳ đẩy mạnh đổi mới và hội nhập quốc tế.

Hội Nông dân tỉnh đã chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng kỹ thuật cho nông dân, đồng thời phân công cán bộ, hội viên hỗ trợ hộ sản xuất, gắn với xây dựng những mô hình điểm, từ đó thay đổi tư duy từ sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, địa phương sang chủ động sản xuất, thoát nghèo trên chính mảnh đất của mình.

Hiện nay, toàn tỉnh đã nhân rộng nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi hiệu quả với đàn trâu, bò trên 51.500 con, 15.100 ha hồ tiêu, 12.830 ha cây ăn trái... Các mô hình này đã góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân, thực hiện giảm nghèo bền vững. Hội bảo trợ Người khuyết tật - Trẻ mồ côi và Bệnh nhân nghèo tỉnh có phong trào “Chia sẻ nỗi đau” và “Hạt gạo ấm lòng” đã trao trực tiếp và trao hiện vật quy ra tiền 13,7 tỷ đồng. Trong năm 2022, UBND tỉnh đã trao phương tiện sinh kế cho 107 hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số với 196 con bò giống Laisind (trung bình mỗi hộ được nhận 2 con bò giống) với tổng trị giá hơn 4 tỷ đồng. 

Với việc thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp chương trình xóa đói giảm nghèo, các chương trình, dự án về giảm nghèo đã được triển khai tích cực, gắn kết chặt chẽ với các chương trình, dự án khác. Cơ sở hạ tầng tại các xã và địa bàn khó khăn được cải thiện; bộ mặt nông thôn thay đổi đáng kể, nhất là các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn; chất lượng cuộc sống của người dân nói chung và hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện rõ rệt./.

Tác giả: Lê Văn Tâm 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,495
  • Hôm nay457,041
  • Tháng hiện tại11,777,368
  • Tổng lượt truy cập457,172,490
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây