Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân trong giai đoạn mới

Thứ sáu - 01/11/2024 09:39
(CTTĐTBP) - Ngày 31/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 323/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 của Chính phủ, Chương trình hành động số 56-CTr/TU ngày 01/4/2024 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về “đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới” trên địa bàn tỉnh.
Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân trong giai đoạn mới
Tại Kế hoạch này, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung tổ chức, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động và nâng cao vị trí, vai trò của các cấp Hội Nông dân trong tình hình mới hiện nay.

Trong đó, thực hiện phối hợp chặt chẽ với Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, chỉ đạo, thực hiện Nghị quyết số 69/NQ-CP và Chương trình hành động số 56-CTr/TU đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị.

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết nông dân, nâng cao hiệu quả phong trào nông dân. Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là những nội dung liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn cho hội viên nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tiêu chuẩn, ứng dụng công nghệ cao, sinh thái, hữu cơ gắn với nhu cầu thị trường, phát triển kinh tế nông nghiệp.

Bên cạnh đó, chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phát huy giá trị, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân, tích cực xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, hội nhập quốc tế.

Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ hội đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tạo điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống trung tâm hỗ trợ nông dân, quỹ hỗ trợ nông dân; bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc để các cấp hội có đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ; đẩy mạnh công tác phối hợp, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động hội. Bên cạnh đó, đa dạng hóa phương thức, mô hình hoạt động, đoàn kết nông dân gắn với nguyện vọng, nhu cầu nghề nghiệp, địa bàn dân cư; phát triển các mô hình chi hội, tổ hội, câu lạc bộ, trọng tâm là chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp, hội quán trong nông nghiệp; mở rộng đối tượng kết nạp, phát triển hội viên và thành phần sinh hoạt trong chi hội, tổ hội; xây dựng đội ngũ cán bộ Hội bảo đảm số lượng, chất lượng; cán bộ hội phải có uy tín, trình độ, năng lực thực tiễn, trưởng thành từ phong trào quần chúng, nhất là cán bộ chuyên trách, cơ sở.

Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghề cho nông dân, lao động nông thôn và hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Tạo điều kiện, khuyến khích nông dân, lao động nông thôn học nghề, nâng cao năng lực gắn với các mô hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi; mở rộng hoạt động tư vấn về nghề nghiệp, việc làm, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh nhằm chuyển giao mô hình sản xuất, kinh doanh gắn với đào tạo, bồi dưỡng nghề cho nông dân. Tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ kết nối thị trường; các hoạt động trưng bày, giới thiệu nông sản chủ lực, đặc sản địa phương thông qua các hội chợ, hội nghị, triển lãm trong và ngoài tỉnh; phối hợp hướng dẫn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho hội viên nông dân và hàng năm tổ chức Hội chợ trái cây và hàng nông sản của tỉnh.

Đồng thời, động viên nông dân tích cực tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động. Phát huy vai trò cộng đồng, gia đình, tinh thần học hỏi của nông dân trong xây dựng văn hóa sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt, ứng xử; thực hiện nếp sống văn minh, quy ước, hương ước ở nông thôn; gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tạo điều kiện, tham mưu bố trí vốn ngân sách hàng năm cho Hội Nông dân trực tiếp tham gia các dự án, đề án, chương trình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, tạo sinh kế, việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân là đồng bào dân tộc thiểu số; phối hợp thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững, y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể dục, thể thao, chính sách an sinh xã hội, nhất là bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm nông nghiệp...

Tác giả: Thanh Tuyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,627
  • Hôm nay605,552
  • Tháng hiện tại17,556,856
  • Tổng lượt truy cập477,449,543
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây