Chuyển đổi số là công việc lớn, chiến lược nhưng phải có hành động, mục tiêu cụ thể, làm việc nào dứt điểm việc đó

Thứ tư - 12/07/2023 16:49
(CTTĐTBP) - Ngày 12/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án phát triển dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).
 
hinh 000 17281312072023 (2)
Tham dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Bình Phước có Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành. Ảnh: Đài PT-TH&Báo Bình Phước
Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới các điểm cầu bộ, ngành trung ương và UBND các tỉnh, thành phố.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chuyển đổi số là xu thế tất yếu đang được cả thế giới thực hiện. Chuyển đổi số là việc làm mới, khó, nhạy cảm, đòi hỏi phải có nguồn lực, thời gian và các điều kiện cần thiết khác. Chuyển đổi số được Đại hội XIII của Đảng xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Chính phủ đã xây dựng, triển khai Đề án 06 nhằm từng bước hiện thực hóa các nhiệm vụ về chuyển đổi số.

Thủ tướng cho rằng chuyển đổi số quốc gia là công việc rất lớn, rất chiến lược nhưng phải bắt đầu bằng những hành động cụ thể, mục tiêu cụ thể, làm việc nào dứt điểm việc đó, không thể chung chung. Vai trò của người đứng đầu là rất quan trọng, nếu người đứng đầu vào cuộc chỉ đạo quyết liệt thì ở phía dưới có sự chuyển động mạnh mẽ. Phát triển hạ tầng phải đồng bộ, toàn diện, liên thông, nhanh chóng hiện đại hóa hạ tầng số; tạo động lực, cảm hứng để người dân và doanh nghiệp tham gia tích cực hơn vào chuyển đổi số.

Để triển khai thành công Đề án 06, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương thống nhất về một số quan điểm chỉ đạo. Cụ thể là phải xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đòi hỏi khách quan và được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước, cần được tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, vượt qua rào cản, khó khăn, thách thức, tạo đột phá hơn nữa với quan điểm toàn dân, toàn diện, tổng thể, không để ai bị bỏ lại phía sau nhưng phải có ưu tiên. Đó là ưu tiên về phát triển dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống" (dữ liệu là tài nguyên); ưu tiên phát triển các dịch vụ công trực tuyến gắn với đời sống người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có đối tượng bao phủ lớn; ưu tiên phát triển các nền tảng (nhất là các cơ sở dữ liệu quốc gia); ưu tiên bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin.

Đề án 06 là một nhiệm vụ then chốt, quan trọng của chuyển đổi số quốc gia; cần huy động mọi nguồn lực, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế theo dõi, giám sát việc triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đẩy mạnh triển khai một số cơ chế thí điểm, thử nghiệm quan trọng để mở rộng trong thời gian tới. Phát huy tinh thần chủ động, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.

Trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu phải quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong thực hiện chuyển đổi số quốc gia và triển khai Đề án 06. Tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách cho chuyển đổi số quốc gia nói chung và Đề án 06 nói riêng với phương châm "một văn bản điều chỉnh nhiều văn bản", áp dụng quy trình rút gọn. Tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp, chuyển từ thụ động sang chủ động. Đẩy mạnh ứng dụng, triển khai các nền tảng số, cơ sở dữ liệu chuyên ngành gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử… Đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương nhằm tạo ra những giá trị mới.

Đồng thời, đẩy mạnh bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, bảo vệ dữ liệu cá nhân; huy động nguồn lực cho chuyển đổi số quốc gia và triển khai Đề án 06. Tăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm các nước trên thế giới về chuyển đổi số; đẩy mạnh truyền thông tạo đồng thuận xã hội.
 
Theo báo cáo xếp hạng đánh giá mức độ chuyển đổi số năm 2022, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Ninh đứng đầu cả nước, lần lượt xếp ở vị trí nhất, nhì, ba; tỉnh Bình Phước xếp thứ 12 về chuyển đổi số cấp tỉnh. Về cấp bộ và cơ quan ngang bộ (có dịch vụ công), vị trí nhất, nhì, ba lần lượt thuộc về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cấp bộ và cơ quan ngang bộ (không có dịch vụ công) tốp dẫn đầu lần lượt là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, Đài Truyền hình Việt Nam.

Chi tiết xếp hạng đánh giá xem: Tại đây

Tác giả: T.T

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập992
  • Hôm nay321,595
  • Tháng hiện tại10,097,675
  • Tổng lượt truy cập493,961,113
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây