Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thứ ba - 27/08/2024 14:15
(CTTĐTBP) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 895/QĐ-TTg ngày 24/8/2024 phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoach nhằm xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật trên cơ sở thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp; đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động lâm nghiệp, huy động các nguồn lực xã hội; phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và giá trị của rừng để phát triển bền vững; đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cụ thể đảm bảo duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42% đến 43%, chú trọng nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên hiện có. Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 05% đến 5,5%/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025 và 25 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030; giá trị tiêu thụ đồ gỗ và lâm sản trong nước đạt 05 tỷ đô la Mỹ (quy đổi) vào năm 2025, 06 tỷ đô la Mỹ (quy đổi) vào năm 2030.

Đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng 1,5 lần, đến năm 2030 tăng 02 lần so với năm 2020. Đến 2030, 100% diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học và đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng, giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

Đến năm 2050, xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật, phát huy tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng nhiệt đới; ứng dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường; tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ, giá trị gia tăng cao, chủ động tham gia chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu; đóng góp ngày càng tăng vào sự phát triển bền vững của đất nước; góp phần cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống và không gian sinh tồn của đồng bào các dân tộc; bảo đảm giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước...

Theo quy hoạch, có 16 lĩnh vực nhà nước ưu tiên đầu tư. Đó là quản lý bảo vệ, trồng mới và phục hồi rừng phòng hộ và đặc dụng. Xây dựng hệ thống thông tin về lâm nghiệp và cơ sờ dữ liệu về rừng trên phạm vi toàn quốc và các địa phương.  Điều tra, kiểm kê, theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến lâm. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn và các hướng dẫn kỹ thuật về lâm nghiệp. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Xây dựng các phương án quản lý rừng bền vững đối với toàn bộ diện tích rừng tự nhiên do nhà nước quản lý. Giao rừng cho các tổ chức và cá nhân, cắm mốc; thẩm định ranh giới rừng để xác định lâm phận ổn định. Tăng cường năng lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác bảo vệ, cứu hộ và bảo tồn các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học đối với các hệ sinh thái rừng. Nhân giống cây bằng công nghệ nuôi cấy mô, phôi sinh dưỡng; tạo giống mới bằng công nghệ gen...

Tác giả: Lê Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,963
  • Hôm nay712,302
  • Tháng hiện tại17,663,606
  • Tổng lượt truy cập477,556,293
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây