Phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Thứ năm - 07/03/2024 17:36
(CTTĐTBP) - Hiện nay, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Phước từng bước phát triển và cơ bản đạt được một số thành tựu nhất định về quy hoạch; về định hướng, xây dựng chính sách; về kết quả thực hiện trên lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, thị trường.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Về quy hoạch, Bình Phước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, phê duyệt danh mục dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp như: Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy giết mổ, chế biến, gia súc, gia cầm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Dự án phát triển một số vùng trồng cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái trên địa bàn một số huyện, thị xã; Phát triển cụm ngành điều, cụm ngành chế biến gỗ, cao su, chế biến trái cây... Hình thành 05 vùng cây ăn trái với khoảng 5.000ha; vùng trồng tiêu với diện tích 3.000ha; Diện tích đất cho chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao khoảng 9.500ha...

Về định hướng và xây dựng chính sách của tỉnh, được cụ thể hóa tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh (như chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp sạch, khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư) và các đề án của UBND tỉnh thuộc Chương trình hành động 17 của Tỉnh ủy có liên quan.

Cụ thể, doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 07 và Nghị quyết số 08 của HĐND tỉnh, nếu được UBND tỉnh phê duyệt thì được nhà nước hỗ trợ: chi phí tư vấn xây dựng liên kết; hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết; hỗ trợ khuyến nông, đào tạo, tập huấn và giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm...

Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao theo Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND ngày 31/03/2022, Nghị quyết số 04/2022/NQ-HĐND ngày 12/7/2022 của HĐND tỉnh thì được hưởng: ưu đãi miễn giảm tiền thuê đất, ưu đãi đầu tư hạ tầng kỹ thuật; ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng khu vực cụ thể, ưu đãi thuế xuất, nhập khẩu.

Về một số kết quả nổi bật, lĩnh vực trồng trọt, tỉnh có 440ha được ứng dụng công nghệ cao; 6.088,9ha được ứng dụng tưới tiết kiệm nước và có 75 mã số vùng trồng được xuất khẩu chính ngạch khoảng 4.503,08ha, sản lượng khoảng 148.783,36 tấn/năm.

Lĩnh vực chăn nuôi và thuỷ sản, có 271 trang trại chăn nuôi heo (chiếm 66,7% số trang trại) và gia cầm có 60 trang trại (chiếm 68,2% số trang trại) có ứng dụng công nghệ cao.

Về xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, thị trường, toàn tỉnh có 05 nhãn hiệu được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm: chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước”, nhãn hiệu tập thể “Hồ tiêu Lộc Ninh”, “Gà thả vườn Thanh Lương”, “Nhãn tiêu da bò Thanh Lương”, “Cao su Bình Phước”, có 157 sản phẩm OCOP được xếp hạng từ 03 đến hạng 5 sao và có khoảng trên 206 chuỗi liên kết theo chuỗi giá trị đang hoạt động hiệu quả với 38 hợp tác xã tham gia.
 
Trong trồng trọt, tỉnh hiện có 440ha được ứng dụng công nghệ cao
 
Các khu nông nghiệp công nghệ cao

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có thành lập 05 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm: Đồng Xoài, Thanh Lễ, Đồng Phú, Hải Vương và Chơn Thành. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn có khó khăn, vướng mắc. Do đó, trong thời gian tới, các cơ quan chuyên môn tiến hành tham mưu UBND tỉnh rà soát để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, nhu cầu của doanh nghiệp và Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Ngành nông nghiệp của tỉnh xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2030 là ưu tiên hàng đầu và tập trung vào một số ngành hàng chủ lực của tỉnh sau:

Trồng trọt, vùng cây ăn trái với diện tích 5.000ha tại các huyện: Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Phú Riềng, Bù Đăng; vùng trồng hồ tiêu với diện tích 3.000ha tại các huyện: Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp; vùng trồng cây dược liệu với diện tích 500ha trên địa bàn các huyện: Bù Gia Mập, Phú Riềng, Hớn Quản, Đồng Phú và Bù Đăng.

Chăn nuôi có khoảng 9.500 ha, trong đó: Đồng Phú 600ha, Hớn Quản 1.500ha, Lộc Ninh 1.500ha, Bù Đốp 600ha, Bù Gia Mập 2.500ha, Phú Riềng 800ha, Bù Đăng 2.000ha

Chính sách về phát triển

Bên cạnh những chủ trương, chính sách chung của trung ương được cụ thể hóa và áp dụng, để hỗ trợ phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tỉnh hiện có các chính sách riêng, đặc thù, cụ thể có liên quan. Đó là chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 05/7/2019, Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày 12/7/2023 của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 05/7/2019 của HĐND tỉnh Bình Phước); chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp sạch trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Nghị quyết số 20/2021/NQ-HĐND ngày 07/12/2021 của HĐND tỉnh Bình Phước) và chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND ngày 31/03/2022, Nghị quyết số 04/2022/NQ-HĐND ngày 12/7/2022 của HĐND tỉnh).

Một số giải pháp phát triển trong thời gian tới

Về tổng thể, triển khai quyết liệt các chương trình, đề án đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh thông qua, với trọng tâm là các đề án thuộc Chương trình 17 của Tỉnh ủy, Chương trình tam nông và Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Phát triển đồng bộ hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp. Thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp. Đẩy mạnh hỗ trợ chủ thể đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu, xúc tiếp thương mại. Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Mục tiêu đến năm 2030, về trồng trọt, vùng cây ăn trái với diện tích 5.000ha tại các huyện: Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Phú Riềng, Bù Đăng; vùng trồng hồ tiêu với diện tích 3.000ha tại các huyện: Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp; Vùng trồng cây dược liệu với diện tích 500 ha trên địa bàn các huyện: Bù Gia Mập, Phú Riềng, Hớn Quản, Đồng Phú và Bù Đăng.

Về chăn nuôi, khoảng 9.500ha, trong đó Đồng Phú 600ha, Hớn Quản 1.500ha, Lộc Ninh 1.500ha, Bù Đốp 600ha, Bù Gia Mập 2.500ha, Phú Riềng 800ha, Bù Đăng 2.000ha./.

Tác giả: Nhật Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,264
  • Hôm nay88,708
  • Tháng hiện tại9,912,970
  • Tổng lượt truy cập455,308,092
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây