Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 25 năm ngày tái lập tỉnh Bình Phước

Thứ sáu - 19/11/2021 09:35
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN
KỶ NIỆM 25 NĂM NGÀY TÁI LẬP TỈNH BÌNH PHƯỚC
(01/01/1997 - 01/01/2022)
 
Phần thứ nhất
TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐƯỢC TÁI LẬP

Tỉnh Bình Phước ngày nay đã trải qua nhiều giai đoạn chia tách, sáp nhập trong lịch sử. Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hòa. Đến giữa thế kỷ XIX sau khi đặt ách đô hộ tại 06 tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực. Bình Phước thuộc khu vực Sài Gòn, trong đó vùng đất phía đông thuộc tiểu khu Biên Hòa, vùng đất phía Tây Nam và phía Nam thuộc tiểu khu Thủ Dầu Một. Năm 1889, thực dân Pháp đổi các tiểu khu thành các tỉnh, Bình Phước thuộc địa phận tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một, tồn tại cho đến sau Hiệp định định Giơnevơ 1954 mà không có sự thay đổi nào đáng kể.

Từ năm 1956, chính quyền Sài Gòn thiết lập một số tỉnh mới ở miền Nam. Trong đó có tỉnh Bình Long và Phước Long là tiền thân của tỉnh Bình Phước ngày nay.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trên địa bàn Bình Phước có hai hệ thống chính quyền cùng song song tồn tại. Về phía chính quyền Việt Nam Cộng hoà, vùng đất Bình Phước bị chia cắt, sáp nhập nhiều lần. Về phía chính quyền cách mạng, tháng 6-1960, ta thành lập Đảng bộ tỉnh Phước Long, tháng 10-1961 thành lập Đảng bộ tỉnh Bình Long. Trải qua nhiều lần thay đổi, lúc thuộc Khu 1, Khu 6, Khu 10, đến ngày 30/01/1971, Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập Phân khu Bình Phước. Cuối năm 1972, phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập.

Sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, ngày 02/7/1976 tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI, Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định thành lập tỉnh Sông Bé bao gồm: Thủ Dầu Một, Bình Phước và 04 xã thuộc huyện Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh). Tháng 02/1978, một số xã của huyện Bình Long và huyện Phước Long được tách ra để thành lập huyện Lộc Ninh. Năm 1988, huyện Phước Long được chia thành 2 huyện Bù Đăng và Phước Long.

Căn cứ vào yêu cầu khách quan đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tỉnh, ngày 06/11/1996, kỳ họp thứ 10 Quốc hội (khóa IX) quyết định điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Trong đó, tỉnh Sông Bé được tách thành hai tỉnh là Bình Phước và Bình Dương. Tỉnh Bình Phước được tái lập bao gồm 5 huyện phía bắc thuộc tỉnh Sông Bé cũ: Đồng Phú, Bình Long, Lộc Ninh, Bù Đăng và Phước Long, tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Đồng Xoài.

Ngày 01/9/1999, Chính phủ ban hành Nghị định 90/1999/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Đồng Xoài.

Ngày 20/2/2003, Chính phủ ban hành Nghị định 17/2003/NĐ-CP về việc thành lập các huyện Chơn Thành, Bù Đốp.

 Ngày 11/8/2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết 35/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Phước Long, huyện Bình Long để thành lập thị xã Phước Long, thị xã Bình Long, huyện Hớn Quản và huyện Bù Gia Mập.

Năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa 13) ra Nghị quyết số 931/NQ-UBTVQH13 điều chỉnh địa giới huyện Bù Gia Mập để thành lập huyện Phú Riềng.

Năm 2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa 14) ra Nghị quyết 587/NQ - UBTVQH14 thành lập thành phố Đồng Xoài.

Hiện nay, tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: thành phố Đồng Xoài, thị xã Bình Long, thị xã Phước Long và 8 huyện: Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Chơn Thành, Đồng Phú, Hớn Quản, Lộc Ninh và Phú Riềng; với 111 xã, phường, thị trấn. Dân số gần 1 triệu người.

Vào thời điểm được tái lập, Bình Phước là một trong những tỉnh hết sức khó khăn. Kinh tế chủ yếu là lĩnh vực nông - lâm nghiệp chiếm hơn 70%, các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ quá nhỏ bé; cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, kết cấu hạ tầng thấp kém (nhất là về giao thông, cấp điện, cấp nước và các dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng…). Thu ngân sách toàn tỉnh hơn 172 tỷ đồng. Đời sống Nhân dân trong tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, GDP bình quân đầu người thấp nhất cả nước chỉ đạt 2,6 triệu đồng/người/năm. Đội ngũ cán bộ vừa thiếu, vừa yếu, chưa ngang tầm nhiệm vụ, nhất là nhân sự các sở, ban, ngành ở tỉnh rất khó khăn, thiếu trầm trọng về số lượng, chủ yếu là các phó phòng ban, phó giám đốc các sở, ban, ngành của Sông Bé (cũ) chuyển lên. Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao, chỉ có 53/64 xã đạt chuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí còn thấp, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 20%; tỉnh có đường biên giới giáp với Campuchia, tình hình diễn biến khá phức tạp… Đó là những trở ngại ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh.

Vượt qua khó khăn thử thách, sau chặng đường 25 năm tái lập, tỉnh Bình Phước đã có sự phát triển vượt bậc, đạt nhiều kết quả quan trọng.
 
Phần thứ hai
NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT
SAU 25 NĂM TÁI LẬP TỈNH BÌNH PHƯỚC
 
Trải qua 25 năm xây dựng, phát triển và hội nhập và khát vọng vươn lên, tỉnh Bình Phước đã đạt nhiều thành tựu rất quan trọng, toàn diện và bước đầu giành thắng lợi trong công cuộc đổi mới. Diện mạo và tiềm lực kinh tế của tỉnh có chuyển biến đáng kể, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần quan trọng vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

I. VỀ KINH TẾ

1. Thu ngân sách của tỉnh tăng gần 61 lần so với năm đầu tái lập: Những năm đầu tái lập tỉnh vô vàn khó khăn, thu ngân sách của tỉnh rất thấp, chỉ đạt 172 tỷ đồng. Sau 25 năm tái lập tỉnh, cơ cấu thu ngân sách chuyển biến tích cực theo hướng tăng nguồn thu từ doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thuế thu nhập cá nhân. Năm 2020, thu ngân sách của tỉnh ước đạt hơn 12 nghìn tỷ đồng, tăng gần 61 lần so với năm 1997. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội của tỉnh, số doanh nghiệp đăng ký mới giảm 6,65% so cùng kỳ năm 2020, số doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất hoặc giải thể tăng, nhưng tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh vẫn đạt hơn 9.000 tỷ đồng, vượt 19% dự toán Bộ Tài chính giao và đạt 69% Nghị quyết HĐND tỉnh thông qua, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2020.

2. Thu nhập bình quân đầu người tăng gần 26 lần, đời sống Nhân dân được cải thiện: Trong năm đầu mới tái lập, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh chỉ đạt 2,6 triệu đồng/người/năm. Đến nay, kinh tế - xã hội phát triển theo hướng tích cực đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn và thúc đẩy quá trình đô thị hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân, đặc biệt là người dân ở khu vực biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người ước đạt hơn 67,3 triệu đồng/người/năm, tăng gần 26 lần so với năm đầu tái lập tỉnh.

3. Chính sách thu hút đầu tư và ưu tiên phát triển các khu công nghiệp đạt được những hiệu quả rõ nét: Những năm đầu mới tái lập tỉnh, Bình Phước là tỉnh thuần nông. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông - lâm nghiệp. Lĩnh vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nền kinh tế (chiếm khoảng 5% GRDP của tỉnh), chủ yếu là chế biến và khai thác mỏ với 31 doanh nghiệp tư nhân. Năm 1997, giá trị sản xuất công nghiệp chỉ đạt 75 tỷ đồng.

Qua 25 năm tái lập, Bình Phước hiện có 13 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.686 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 81,66%, trong đó có 07 khu đã lấp đầy 100%. Chính sách thu hút đầu tư có nhiều đổi mới, quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của doanh nghiệp và Nhân dân.

- Về đầu tư nước ngoài: Toàn tỉnh có 331 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký trên 3.511 triệu USD. Năm 2020, tỉnh đã cấp mới cho 36 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 436 triệu USD. Trong 9 tháng đầu năm 2021, cấp mới cho 60 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 691 triệu USD, tăng 250% số dự án và tăng 8,1 lần số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2020, đạt 171% kế hoạch năm.

- Về đầu tư trong nước: Toàn tỉnh có có 1.179 dự án, với tổng số vốn đăng ký 104.956 tỷ đồng. Năm 2020 đã thu hút được 120 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 12.000 tỷ đồng. Trong 9 tháng năm 2021, thu hút được 88 dự án với số vốn đăng ký 9.206 tỷ đồng, tăng 23,94% về số dự án và tăng 2,4 lần về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2020, đạt 92% kế hoạch năm.

Đến nay, Bình Phước có khoảng 9.525 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký gần 166.170 tỷ đồng. Riêng năm 2020, có 1.202 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 15.000 tỷ đồng. Trong 9 tháng năm 2021, có 815 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký 15.979 tỷ đồng, giảm 6,65% về số doanh nghiệp và tăng 55,32% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2020, đạt 67% kế hoạch năm. Kéo theo sự phát triển của các khu công nghiệp là bộ mặt nông thôn, đô thị thay đổi; các hoạt động kinh doanh, dịch vụ phát triển; nhiều khu dân cư mới được xây dựng đã trở nên đông đúc.

4. Tăng mạnh tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông - lâm nghiệp và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung: Ở năm đầu tái lập, trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 70%. Sau 25 năm, cơ cấu kinh tế nông - lâm - thủy sản chuyển dịch đúng định hướng, đến nay chỉ chiếm 21,9%. Cơ cấu nội ngành phát triển tích cực, đúng hướng, tăng tỷ trọng trong lĩnh vực chăn nuôi. Sản xuất từng bước gắn với chế biến và xuất khẩu, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Chương trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, tác động mạnh mẽ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn trái, phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp gắn với chuỗi giá trị, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Việc chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt được tỉnh quan tâm, ưu tiên tập trung trồng các loại cây công nghiệp lâu năm chủ lực của tỉnh có giá trị kinh tế cao như: Cao su, điều, cà phê, hồ tiêu, ca cao, cây ăn quả[1]. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch được chú trọng đầu tư và bước đầu có kết quả khả quan, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tỉnh đã phê duyệt 07 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, triển khai quy hoạch vùng an toàn sinh học theo tiêu chuẩn quốc tế; nghiên cứu, thử nghiệm thành công các mô hình như: Trồng các giống hoa lan nhiệt đới, dưa lưới, rau thủy canh trong nhà màng và ứng dụng công nghệ thông minh chăm sóc tự động. Chuyển giao hàng chục mô hình trồng cà phê ghép, cải tạo vườn điều già cỗi, xây dựng và phát triển vườn rau an toàn; một số sản phẩm như: Hạt điều Bình Phước, Hồ tiêu Lộc Ninh, Nhãn tiêu da bò Thanh Lương, vùng chăn nuôi bò, dê ứng dụng công nghệ cao Bình Long, Bù Đốp, đã được cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý... Các mô hình hợp tác kinh tế và hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi sản xuất - chế biến đem lại hiệu quả và thu nhập cao hơn cho người nông dân.

Chăn nuôi chuyển biến rõ nét cả về quy mô và tổ chức sản xuất, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi công nghiệp, quy mô lớn, theo chuỗi giá trị; các cơ sở chăn nuôi lớn theo hình thức công nghiệp, hiện đại được hình thành và chiếm tỷ trọng cao; liên kết, khép kín từ chế biến thức ăn, sản xuất con giống đến chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ. Một số công ty, tập đoàn lớn như: Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, Công ty TNHH DE HEUS… đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực chăn nuôi tại tỉnh, tạo ra khối lượng sản phẩm cung cấp thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước Châu Âu và Nhật Bản... góp phần đưa giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lên 20% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp[2].

5. Kết cấu hạ tầng giao thông có phát triển đột phá, lưu thông hàng hóa và việc đi lại của Nhân dân ngày càng thuận tiện: Khi tái lập tỉnh, hệ thống giao thông rất khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nhu cầu đi lại của Nhân dân. Quốc lộ 13 và 14, đường tỉnh quản lý xuống cấp trầm trọng; các tuyến đường huyện, xã chủ yếu là đường đất “nắng bụi, mưa lầy”. Đầu năm 1997, Bình Phước chỉ có 103 tuyến đường với chiều dài hơn 1.200 km, tỷ lệ đường cấp phối sỏi đỏ và đường đất chiếm gần 84%.

Với chủ trương: Phát triển hệ thống hạ tầng giao thông là cơ sở, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội, sau 25 năm tái lập, hạ tầng giao thông của tỉnh Bình Phước đã có bước phát triển đột phá, từng bước hiện đại. Hiện nay, toàn tỉnh đã có trên 2.850 tuyến đường với tổng chiều dài hơn 8.900 km, trong đó, các tuyến giao thông huyết mạch (Quốc lộ 13, 14, ĐT741) và các tuyến đường tỉnh đã nhựa hóa 100%, lưu thông thuận lợi, kết nối giữa Tây Nguyên với tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và kết nối thành phố Hồ Chí Minh đến các nước Campuchia, Lào, Thái Lan qua cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư và giữa các địa phương trong tỉnh. Hoàn thành xây dựng tuyến đường tuần tra biên giới kết nối lưu thông giữa tỉnh Bình Phước với tỉnh Đắk Nông và Tây Ninh, đảm bảo quốc phòng – an ninh và phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới. Tỉnh đã kêu gọi và huy động vốn của doanh nghiệp đầu tư theo hình thức BOT, BT, hoàn thành một số dự án trọng điểm như: Dự án BOT Quốc Lộ 13 đoạn An Lộc - Chiu Riu; dự án BOT mở rộng đường ĐT 741 đoạn Bàu Trư - Đồng Xoài và đoạn Đồng Xoài - Phước Long; dự án BT đường Minh Hưng - Đồng Nơ kết nối giao thông liên vùng, tạo động lực phát triển kinh tế.

Giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã xây dựng được 6.900 km đường giao thông. Trong đó, giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư với 3.900 km đường bê tông triển khai theo cơ chế "Nhà nước và Nhân dân cùng làm". Đặc biệt từ năm 2019, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề mỗi năm xây dựng 1.000km đường nông thôn theo cơ chế đặc thù. Từ năm 2019 đến nay, tỉnh đã xây dựng được gần 2.000km đường nông thôn, góp phần chuyển biến tích cực đời sống của người dân vùng nông thôn. Hạ tầng giao thông hiện đại đã tạo thuận lợi cho việc đi lại, lưu thông hàng hóa, thu hút đầu tư, tạo liên kết giữa các vùng miền, thúc đẩy kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh phát triển.

6. Điện lưới quốc gia đã về hầu khắp các khu dân cư, thôn, ấp, khu vực biên giới: Giai đoạn đầu khi mới tái lập tỉnh, cơ sở vật chất ngành điện rất khó khăn, thiếu thốn, lưới điện cũ nát, chắp vá, thường xuyên quá tải và có sự cố kỹ thuật. Năm 1997, toàn tỉnh chỉ có 441 km đường dây hạ thế, 436 km đường dây trung thế, 324 trạm biến áp phân phối điện; điện thương phẩm chỉ đạt trên 34,8 triệu KWh; doanh thu đạt trên 22,3 tỷ đồng. Toàn tỉnh chỉ có gần 17% hộ được sử dụng điện.

Đến cuối tháng 9/2021, Bình Phước có 01 trạm biến áp 220KV với tổng dung lượng 375MVA; 09 trạm biến áp 110KV với tổng dung lượng 649MVA; số trạm biến áp phân phối điện là 8.973 TBA phân phối với tổng dung lượng gần 1,7 triệu kVA. Toàn tỉnh có 8.340 km đường dây truyền tải điện, trong đó, có 4.369 km đường dây trung áp và 3.971 km dường dây hạ áp. Tổng sản lượng điện thương phẩm trên địa bàn tỉnh (tính đến ngày 30/9/2021) đạt hơn 2 tỷ KWh, tăng gấp trên 58 lần so với năm 1997. Tổng doanh thu ngành điện năm 2020 đạt trên 4.480 tỷ đồng, trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt trên 3.719 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 264.310/266.575 hộ gia đình có sử dụng điện, đạt 99,15%, gấp 6 lần so với năm tái lập tỉnh.

7. Áp dụng, chuyển giao có hiệu quả các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ vào đời sống, sản xuất của Nhân dân: Những ngày đầu tái lập tỉnh, Bình Phước thiếu nguồn nhân lực chuyên môn cao. Lúc đó, ngành khoa học - công nghệ của tỉnh chỉ tập trung nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống, từng bước xây dựng mạng lưới khoa học - công nghệ.

Đến nay, nhiều đề tài nghiên cứu, mô hình sản xuất mới được ứng dụng thành công đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. 25 năm qua, đã 321 đề tài, dự án các cấp (gồm 07 dự án Nông thôn miền núi do Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ và quản lý; 206 đề tài nghiên cứu cấp tỉnh và 108 đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở). Trong đó, đã nghiệm thu 269 đề tài, dự án; đang triển 52 đề tài, dự án.

Tổng số đề tài, dự án được đã được ứng dụng phục vụ sản xuất và đời sống là 263/269 đề tài, dự án. Hiện nay, còn 6 đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã nghiệm thu đang làm thủ tục chuyển giao ứng dụng. Kinh phí dành cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ từ năm 1997 đến nay đạt gần 117 tỷ đồng. Riêng trong giai đoạn 2015 - 2020, kinh phí dành cho công tác nghiên cứu, phát triển khoa học - công nghệ của tỉnh đạt gần 54 tỷ đồng.

Việc ứng dụng, chuyển giao thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất đã góp phần tăng năng suất các loại cây trồng thế mạnh của tỉnh, giúp nông dân thay đổi tập quán sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của nông dân. Tiêu biểu là các dự án, đề tài đã được ứng dụng và chuyển giao thành công vào sản xuất và đời sống Nhân dân, như: Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc nâng cao chất lượng chế biến nhân hạt điều xuất khẩu tại tỉnh Bình Phước”; Dự án “Xây dụng mô hình sản xuất gạch không nung bằng công nghệ Polymer vô cơ tại tỉnh Bình Phước”; Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học Hudavil từ chất thải rắn và bùn hồ sinh học của các nhà máy chế biến tinh bột sắn tại tỉnh Bình Phước”; Đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất công nghệ chế biến gỗ điều tại Bình Phước”

II. VỀ VĂN HÓA - XÃ HỘI

1. Nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của Nhân dân được đáp ứng nhờ sự phát triển đa dạng của ngành thương mại, dịch vụ: Năm đầu mới tái lập, Bình Phước chỉ có các doanh nghiệp quốc doanh và hộ tư nhân hoạt động thương mại - dịch vụ, các thành phần kinh tế khác hầu như chưa có. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội cả tỉnh trong năm 1997 chỉ đạt trên 869 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu năm 1997 chỉ ở con số trên 33,3 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt gần 2 triệu USD.

Sau 25 năm tái lập, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch mạnh theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ. Năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng gấp gần 56 lần so với năm 1997, tính riêng 9 tháng đầu năm 2021, đạt 36.528 tỷ đồng, đạt 66% kế hoạch năm 2021; cơ cấu của ngành thương mại - dịch vụ chiếm 37,6% tăng gần 13% so với năm 1997.

Từ chỗ hàng hóa ít ỏi, khan hiếm, do khó khăn về công tác vận tải và kết cấu hạ tầng thương mại, đến nay, dịch vụ vận tải phát triển nhanh, ổn định. Toàn tỉnh đã có khoảng 7.400 ô tô chuyên chở hàng hóa, hành khách; có 130 tuyến vận tải hành khách cùng 6 doanh nghiệp kinh doanh taxi và 8 bến xe khách, đáp ứng cơ bản nhu cầu về phương tiện đi lại, giao thương hàng hóa của Nhân dân. 

Kết cấu hạ tầng thương mại được đầu tư đổi mới với hệ thống 58 chợ truyền thống phân bố rộng khắp tỉnh, 03 trung tâm thương mại, 07 siêu thị và 65 cửa hàng Bách hóa xanh với cơ sở vật chất khá hiện đại, phương thức mua bán văn minh, mang lại diện mạo mới cũng như đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân trong tỉnh. Năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 48.389 tỷ đồng và trong 9 tháng đầu năm 2021, đạt 36.528 tỷ đồng. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.839 triệu USD, tăng hơn 85 lần, kim ngạnh nhập khẩu đạt 1.581 triệu USD tăng hơn 790 lần so với năm đầu tái lập tỉnh.

2. Thông tin liên lạc cho Nhân dân và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được đảm bảo tốt: Công nghệ thông tin và bưu chính viễn thông những ngày đầu mới tái lập gần như không có gì, hạ tầng cơ sở đơn giản, thô sơ, số thuê bao điện thoại cố định hết sức khiêm tốn. Công nghệ thông tin chậm cập nhật, trình độ người sử dụng chưa đáp ứng yêu cầu công việc, chủ yếu phục vụ cho việc đánh máy văn bản hành chính.

Tính đến tháng 9/2021, trên địa bàn tỉnh có 7 doanh nghiệp có hạ tầng viễn thông và cung cấp các dịch vụ viễn thông. Cả tỉnh có gần 1,2 triệu thuê bao điện thoại, đạt tỷ lệ hơn 118 thuê bao/100 dân; gần 2.100 trạm phát sóng di động toàn tỉnh. 100% xã, phường, thị trấn có dịch vụ điện thoại cố định và đường truyền cáp quang. Toàn tỉnh có 4.598 trạm phát sóng, trong đó, Internet bằng công nghệ 2G là 1.647 trạm, 3G là 1.603 trạm, 4G là 1.345 trạm và tỉnh đang triển khai thí điểm 03 trạm bằng công nghệ 5G tại trung tâm hành chính tỉnh. Mạng bưu chính của tỉnh phát triển rộng khắp, đa dịch vụ. Hiện tỉnh có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính với 141 bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã và thùng thư công cộng phục vụ bưu chính.

Hệ thống Cổng thông tin điện tử của tỉnh và trang thông tin điện tử các sở, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố được quan tâm đầu tư đã từng bước minh bạch hóa hoạt động hành chính. Đến tháng 9/2021, 100% sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố có mạng nội bộ và kết nối internet băng thông rộng. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã được triển khai tại hơn 300 điểm. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đã triển khai từ tỉnh đến 111 xã, phường, thị trấn, đảm bảo tất cả các cuộc họp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh với UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện trên môi trường Internet khi có yêu cầu.

Toàn tỉnh có khoảng 875.907 thuê bao internet, nhiều loại hình dịch vụ mới được cung cấp với chất lượng tốt, giá cước linh hoạt. Theo đó đưa viễn thông, internet từ dịch vụ cao cấp, xa xỉ trở thành bình dân, phổ biến, không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, mà còn tạo ra môi trường học tập, lao động vô cùng tiện ích cho mọi người.

3. Giáo dục - Đào tạo phát triển mạnh mẽ, trình độ dân trí được nâng cao: Những ngày mới tái lập tỉnh, Bình Phước được coi là “vùng trũng” về giáo dục - đào tạo. Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục vừa thiếu vừa yếu. Năm 1997, số người trong độ tuổi 15-35 mù chữ chiếm hơn 7%, trẻ em dưới 14 tuổi tốt nghiệp tiểu học chỉ đạt hơn 73%. Toàn tỉnh có 159 trường học các cấp với tổng số hơn 141.000 học sinh. Thiếu hơn 1.200 giáo viên (chưa tính giáo viên cấp III), 1/3 giáo viên chưa qua chuẩn hóa; thiếu hàng trăm phòng học; chưa có trường sư phạm và trung tâm dạy nghề.

Từ chỗ thiếu trường lớp, học sinh phải học ca ba; đến nay mạng lưới trường, lớp được quy hoạch và phát triển tập trung rộng khắp từ cấp mầm non đến cấp THPT, đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh. Tính đến tháng 9/2021, toàn tỉnh có 387 trường với 8.159 phòng học và 261.592 học sinh. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục liên tục phát triển nhanh số lượng có khoảng gần 14.600 người, hầu hết đạt chuẩn theo quy định, hiện nay tỉnh đang có chính sách khuyến khích cán bộ, giáo viên tiếp tục học tập để nâng cao trình độ trên chuẩn theo quy định.

Chất lượng giáo dục - đào tạo của tỉnh được nâng lên rõ rệt. Năm 1998, tỉnh được công nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; đến năm 2009 được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đến tháng 9/2021, toàn tỉnh có 88/387 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 22,74%. Công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục được tăng cường theo hướng đánh giá năng lực người học, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong khảo thí đảm bảo công bằng, khách quan, chính xác, tin cậy, minh bạch, tạo thuận lợi tối đa cho người dạy và người học. Số lượng học sinh THPT đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia tăng, năm học 2019-2020 có 47 học sinh đạt giải, năm học 2020-2021 có 54 học sinh đạt giải. Nổi bật là 02 trường THPT chuyên Quang Trung và THPT chuyên Bình Long là lá cờ đầu của ngành giáo dục đào tạo tỉnh Bình Phước. Công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp được quan tâm chỉ đạo thực hiện, nhờ đó giúp cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT có thể lựa chọn ngành, nghề phù hợp với năng lực, sở trường cá nhân và nhu cầu sử dụng lao động của xã hội và các doanh nghiệp. Trong năm học 2020-2021, tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THPT vào học tại các trường cao đẳng, đại học chiếm 55%; học tại các trường trung cấp, cao đẳng nghề đạt 17%, số còn lại chủ yếu tham gia vào lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong và ngoài tỉnh.

4. Đời sống văn hóa tinh thần phát triển tương ứng với sự cải thiện đời sống vật chất của Nhân dân: Kinh tế phát triển kéo theo mọi mặt của đời sống xã hội có bước chuyển biến rõ nét, tương đối toàn diện. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” phát triển rộng và ngày càng đi vào chiều sâu. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có trên 94,25% số hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa; có 92,29% khu dân cư được công nhận văn hóa; có 851/861 thôn có Nhà văn hóa (trong đó, 372/851 Nhà văn hóa đạt chuẩn theo quy định); 100% thôn (ấp) đồng bào dân tộc thiểu số có nhà văn hóa cộng đồng.
Các hoạt động văn hóa ở cơ sở được khơi dậy, nhiều câu lạc bộ văn nghệ, thể dục - thể thao được hình thành. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, di sản văn hóa được chú trọng; khu Di tích Quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (Tà Thiết); khu di tích núi Bà Rá và Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Stiêng Sóc Bom Bo được tôn tạo, nâng cấp, phát huy giá trị lịch sử hào hùng của dân tộc. Những lễ hội, nhất là các lễ hội truyền thống của đồng bào Stiêng, Khơme, Mơnông... được phục dựng.

Các sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật phục vụ nhu cầu, thị hiếu phong phú, đa dạng hơn. Đến nay, Bình Phước có 2 cơ quan báo chí (Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước; Tạp chí Văn nghệ Bình Phước), có đủ 4 loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử, với nhiều chuyên mục, chương trình sinh động, đảm bảo đúng định hướng, bổ ích, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu thông tin, giải trí của Nhân dân. Trong đó, Đài Phát thanh – Truyền hình và Báo Bình Phước đã có sự phát triển đầy đủ những loại hình truyền thông đa phương tiện, hiện đại, tạo mạng lưới thông tin rộng khắp ở các vùng, miền, góp phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời, sinh động, hấp dẫn đến với mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh và liên kết ra các tỉnh bạn.

5. Người có công với đất nước và các nhóm yếu thế được quan tâm, tạo điều kiện vươn lên có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc: Chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có công luôn được các cấp, các ngành ở Bình Phước quan tâm tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt theo quy định.

Toàn tỉnh hiện đang quản lý 28.373 hồ sơ các đối tượng chính sách, gồm: 5.267 hồ sơ của người hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng và 23.243 hồ sơ hưởng trợ cấp 01 lần. Hồ sơ thuộc đối tượng người có công với cách mạng 24.492 hồ sơ, trong đó, có 5.098 trường hợp đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng. 25 năm qua, toàn tỉnh đã có gần 20.000 lượt người có công được đi điều dưỡng. 100% người có công được mua thẻ bảo hiểm y tế. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” có được sự hưởng ứng và đóng góp tích cực của toàn xã hội. Toàn tỉnh đã vận động xây dựng, sửa chữa trên 2.700 căn nhà tình nghĩa, trị giá trên 60 tỷ đồng. Từ giai đoạn 2016 đến nay, tỉnh đã xây dựng và sửa chữa được 483 căn nhà tình nghĩa với tổng số tiền trên 17 tỷ đồng, trong đó, có 223 căn được xây mới với số tiền gần 12 tỷ đồng và 260 căn được sửa chữa với số tiền trên 5,2 tỷ đồng; tặng gần 1.100 sổ tiết kiệm tình nghĩa, trị giá gần 1,2 tỷ đồng. Hiện nay, các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhận phụng dưỡng 48 đối tượng người có công, trong đó có 18 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng với mức phụng dưỡng từ 300 ngàn đến 2 triệu đồng/người/tháng. Công tác cất bốc hài cốt liệt sỹ hy sinh trên chiến trường Campuchia qua các thời kỳ đã được Đội K72 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh triển khai thực hiện, từ năm 2002 đến nay trải qua 19 giai đoạn, cất bốc được 2.701 hài cốt, trong đó, có 95 hài cốt đã xác định tên liệt sỹ.

Với những việc làm thiết thực và hiệu quả, đời sống vật chất, tinh thần của người có công trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao. Bản thân các thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công cũng phát huy nội lực, phấn đấu vươn lên và tiếp tục cống hiến cho địa phương. Đã xuất hiện rất nhiều tấm gương thương, bệnh binh tiêu biểu, thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy “Thương binh tàn nhưng không phế”.

Năm đầu mới tái lập, toàn tỉnh còn gần 18% hộ đói nghèo, đến năm 2000 đã cơ bản xóa được hộ đói. Các chương trình, chính sách về giảm nghèo bền vững và hỗ trợ hộ cận nghèo được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đạt hiệu quả. Hầu hết các hộ đều sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Bình quân mỗi năm giảm được 1,3% hộ nghèo, đến cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới trên địa bàn tỉnh là 1,34%.

6. Đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo được chăm lo tốt về đời sống vật chất và tinh thần: Bình Phước là tỉnh có vị trí tiếp giáp với Tây Nguyên, cũng là một trong những địa bàn mà các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”. Vì vậy, công tác triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào tôn giáo đã được lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm và thực hiện có hiệu quả.

Đến nay, các huyện, thị xã, thành phố đã cơ bản giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở và vấn đề tranh chấp đất đai trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới. Tỉnh đặc biệt chú trọng công tác định canh, định cư, quy hoạch, sắp xếp, phân bổ một cách hợp lý dân cư, nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững, gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Các chính sách về tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được bảo đảm. Tính đến tháng 6/2021, toàn tỉnh hiện có 9 tôn giáo được Nhà nước công nhận, có hơn 243.650 tín đồ, chiếm gần 25% dân số toàn tỉnh; có hơn 2.500 chức sắc, chức việc; và 365 cơ sở  thờ tự tôn giáo. Các hoạt động tôn giáo cơ bản theo quy định của pháp luật, những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được phát huy, tôn trọng. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo được thực hiện tốt, đồng bào tôn giáo phấn khởi, đánh giá rất cao, nên tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, thực hiện các quy định của Nhà nước về sinh hoạt tôn giáo, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.

7. Y tế có nhiều tiến bộ, từng bước hướng đến mục tiêu vì Nhân dân phục vụ: Ngày mới tái lập, ngành y tế Bình Phước gặp rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất xuống cấp; đội ngũ cán bộ thiếu, chưa đạt chuẩn về trình độ. Trang thiết bị lạc hậu trong khi đó nhu cầu khám - chữa bệnh của Nhân dân ngày càng tăng, nhiều bệnh dịch mới, lạ, nguy hiểm phát sinh.

Năm 1997, tổng số cán bộ, nhân viên toàn ngành y tế tỉnh là 997 người, có 2,2 bác sĩ/vạn dân, 11 giường bệnh/vạn dân, tỷ lệ trạm y tế cấp xã có bác sĩ đạt 12,5%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng trên 38%. Tuyến tỉnh chưa có bệnh viện đa khoa; tuyến huyện có 5 trung tâm y tế huyện, 5 bệnh viện với 380 giường bệnh, 2 phòng khám đa khoa khu vực (Thanh Hòa, Chơn Thành). Đến năm 1999, Bệnh viện Đa khoa tỉnh được thành lập, trên cơ sở chia tách Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Phú, đội ngũ y, bác sĩ ban đầu là 20 người với 200 giường bệnh.

Đến cuối tháng 9/2021, toàn tỉnh có 2 bệnh viện tuyến tỉnh, (trong đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã được nâng cấp từ quy mô 300 giường lên 600 giường và Bệnh viện Y học cổ truyền dân tộc tỉnh hiện đang tiếp tục được đầu tư mở rộng); có 11 Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện với tổng số giường bệnh gần 2.080 giường, gấp 10,4 lần so với năm 1997; 1 Bệnh viện tư nhân Hoàn Mỹ, 1 Bệnh viện quân - dân y Binh đoàn 16 và hơn 420 phòng khám công lập và tư nhân.

Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế không ngừng lớn mạnh với trên 3.875 người, có 8,5 bác sĩ/vạn dân, 28,5 giường bệnh/vạn dân, công suất sử dụng giường bệnh trung bình đạt 65%. Tỷ lệ trạm y tế cấp xã có bác sĩ đạt 95%. 97,2% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy sinh dưỡng còn 13,2%, giảm 3 lần so với năm đầu tái lập tỉnh. Cùng với việc chú trọng nâng cao đạo đức đội ngũ y, bác sĩ, chất lượng khám và điều trị bệnh cho Nhân dân từng bước được nâng cao. Công tác y tế dự phòng luôn được quan tâm thực hiện, Bình Phước đã cơ bản khống chế, dập được những bệnh dịch nguy hiểm, những bệnh đặc thù của địa phương như sốt rét, bướu cổ, bạch hầu; loại trừ được bệnh đậu mùa, thanh toán bại liệt. Các bệnh dịch truyền nhiễm như uốn ván, ho gà, sởi, tỷ lệ tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh đều giảm.

8. Chủ động, quyết liệt, đồng bộ thực hiện các giải pháp trong kiểm soát dịch bệnh COVID-19

Sau hơn một năm vững vàng trước đại dịch, ngày 30-6, Bình Phước ghi nhận ca dương tính với SARS-CoV-2 đầu tiên. Với tinh thần không ai đứng ngoài cuộc, không một phút giây được lơ là, chủ quan, cả hệ thống chính trị và toàn dân Bình Phước đã vào cuộc với quyết tâm sớm chiến thắng, đẩy lùi đại dịch. Từ đây, công tác phòng, chống dịch của tỉnh bước vào một giai đoạn mới, với một chiến lược mới. Chiến lược kết hợp giữa phòng thủ với tấn công trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Trên tuyến biên giới duy trì 65 chốt và 11 tổ cơ động tuần tra; ở các cửa ngõ, các địa phương giáp ranh với các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Lâm Đồng, Đồng Nai, Đắc Nông, duy trì 41 chốt kiểm soát người, phương tiện ra vào tỉnh (05 chốt cấp tỉnh, 13 chốt cấp huyện, 23 chốt cấp xã). Công tác điều tra, rà soát, kiểm soát người đến/về các địa phương trên địa bàn tỉnh từ vùng có dịch nhằm phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ, những người có nguy cơ nhiễm bệnh để thực hiện các biện pháp cách ly, điều trị, theo dõi, giám sát sức khỏe phù hợp. Đồng thời, rà soát, phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép về cư trú trên địa bàn tỉnh để áp dụng các biện pháp cách ly y tế phù hợp và xử lý theo quy định. Hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng được huy động lên tiền tuyến chống dịch. Không kể ngày nghỉ, lễ, tết, mưa nắng, đêm ngày, các lực lượng sẵn sàng hy sinh hạnh phúc riêng, công việc gia đình bám chốt làm nhiệm vụ với mục tiêu không để bất cứ ai, phương tiện nào vào tỉnh mà không được kiểm soát.

Khi dịch bùng phát, tỉnh đã thực hiện phương châm: kiên quyết khóa chặt từ bên ngoài, kiểm soát tốt bên trong, khi xuất hiện ca nhiễm thì khoanh vùng chặt, truy vết nhanh, cách ly kịp thời. Chính sự chủ động, sáng tạo trong công tác phòng, chống dịch, nhất là việc tận dụng triệt để “thời gian vàng” thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã giúp Bình Phước kiểm soát tốt dịch bệnh, hạn chế các ca lây nhiễm trong cộng đồng và trong các khu công nghiệp, chuỗi cung ứng hàng hóa, chợ, siêu thị, trường học…

Thành quả ban đầu trong phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay của Bình Phước đến từ những quyết định kịp thời, sáng suốt của các cấp lãnh đạo với nhiều giải pháp mang tính đột phá. Trong đó, mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân được đặt lên trên hết và trước hết. Đồng thời, nhất quán quan điểm vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Hơn lúc nào hết, thực tiễn phòng chống dịch đòi hỏi vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền cần phải được hiện diện rõ nét. Cũng từ yêu cầu của thực tiễn, một nghị quyết đặc biệt, chưa có trong tiền lệ của tỉnh Bình Phước đã ra đời - Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 5/8/2021 về sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống diễn biến của dịch bệnh Covid-19. Nghị quyết là “kết tinh trí tuệ” của tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Nghị quyết đặt mục tiêu bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng của Nhân dân là trên hết, trước hết. Công tác phòng, chống dịch luôn trong tư thế chủ động đi trước một bước, cao hơn một mức và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch…Nghị quyết 05-NQ/TU xác định, phải bảo đảm sẵn sàng cả về tinh thần và vật chất để chuẩn bị mọi mặt cho cuộc chiến. Huy động rộng rãi các lực lượng: y tế, vũ trang, xung kích tình nguyện và quần chúng nhân dân để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ lâu dài, toàn dân chống dịch. Đồng thời triển khai đồng bộ, toàn diện trên nhiều “mặt trận”, từ kiểm soát lây nhiễm bên ngoài, bên trong cộng đồng, đến điều trị bệnh nhân Covid-19, tiêm vắc xin và tranh thủ phát triển sản xuất tại những nơi, những vùng đã kiểm soát tốt về dịch bệnh.

UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU để chủ động điều hành phát triển kinh tế - xã hội với 3 kịch bản ứng phó cụ thể (kịch bản 1: số ca bệnh đến dưới 1.000 ca; kịch bản 2: số ca bệnh từ 1.000 đến 5.000 ca; kịch bản 3: trên 5.000 ca).
Cùng với việc đưa ra các kịch bản, kế hoạch ứng phó với đại dịch thì xuyên suốt và nhất quán trong Nghị quyết 05-NQ/TU của Tỉnh ủy Bình Phước là phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội các cấp trong tỉnh đã thành lập 908 tổ, đội, nhóm phản ứng nhanh, tổ Covid cộng đồng với 1.720 thành viên; 428 tổ truy vết, tổ tuyên truyền với 1.023 thành viên tham gia; thành lập lực lượng xung kích, gồm 4.875 đồng chí. (Trong đó: Lực lượng khối tỉnh: 802 đồng chí và Lực lượng khối huyện: 4073 đồng chí) lực lượng tình nguyện 11.549 đồng chí sẵn sàng tham gia các hoạt động phòng chống dịch; tham gia tổ kiểm tra công tác phòng chống dịch; tham gia tổ hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm; tham gia vào các lực lượng hoặc các hoạt động khác...

Các tổ, nhóm thực sự đã phát huy vai trò là “tai”, là “mắt”, là cánh tay nối dài của cấp ủy, chính quyền cơ sở. Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, thành viên tình nguyện của các tổ, nhóm covid cộng đồng đã hỗ trợ đắc lực chính quyền địa phương và lực lượng chức năng trong tuyên truyền, giám sát, cũng như điều tra truy vết, lấy mẫu xét nghiệm và khoanh vùng dập dịch. Không chỉ trực tiếp tham gia vào các điểm nóng trên tuyến đầu chống dịch, lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên và các hội đoàn thể địa phương còn có những việc làm ý nghĩa, thiết thực thông qua mô hình “Shipper 0 đồng”, “Gian hàng 0 đồng”, chuyến xe nghĩa tình, đi chợ giúp...

Với tinh thần ai có gì góp đó, vùng dịch ít hỗ trợ vùng dịch nhiều, ngoài hỗ trợ nhân dân trong tỉnh vượt qua giai đoạn khó khăn của dịch bệnh, các tầng lớp nhân dân ở Bình Phước còn góp sức người, sức của hỗ trợ nhân dân các vùng tâm dịch TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm thiết yếu, thiết bị y tế. Đã có hàng trăm lượt cán bộ, nhân viên y tế ở Bình Phước tiên phong vào tâm dịch các tỉnh, thành phía Nam hỗ trợ truy vết, lấy mẫu xét nghiệm. Đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tỉnh đến ngày 13/11/2021 đã tiếp nhận đăng ký ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 với số tiền 45 đồng; Quỹ ủng hộ vaccin 4.3 tỷ đồng. Đăng ký ủng hộ phòng chống Covid-19 và xây dựng các chốt phòng chống dịch với số tiền 2.1 tỷ đồng.
         
Các chính sách an sinh xã hội được tỉnh quan tâm chăm lo, tính đến tháng 10/2021 tỉnh đã phê duyệt, hỗ trợ cho gần 78.000 đối tượng theo Nghị quyết số 68 và Nghị quyết số 128 của Chính phủ với tổng kinh phí khoảng 80 tỷ đồng; cấp phát 559.740 kg gạo từ nguồn cứu trợ Trung ương cho người dân. Ngoài ra, tỉnh còn có chính sách riêng hỗ trợ cho 9.300 đối tượng khó khăn do dịch bệnh hiện đang ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai với tổng số tiền gần 6,7 tỷ đồng.


Để đảm bảo mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, Bình Phước cũng như các tỉnh, thành trong khu vực quyết định “mở cửa”, chuyển sang trạng thái “sống chung an toàn với Covid-19”. Thế nhưng, sống chung không có nghĩa là buông lỏng. Mục tiêu bảo vệ sức khỏe người dân trước đại dịch toàn cầu vẫn là trên hết, trước hết. Không một phút lơi là, chủ quan, cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 ở Bình Phước đã chuyển sang một kịch bản mới - xác định chung sống an toàn với đại dịch, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội trên tinh thần “mỗi người dân là một chiến sỹ, mỗi ngôi nhà, thôn bản, xóm, làng, khu phố là một pháo đài chống dịch”.

9. Nhiều lao động trong tỉnh được đào tạo nghề và giải quyết việc làm: Những năm đầu tái lập tỉnh, lao động trong tỉnh phần lớn chưa được đào tạo, nguồn việc làm thấp, lao động nhàn rỗi ở nông thôn rất đông, tỷ lệ thất nghiệp cao. 25 năm qua, hệ thống cơ sở dạy nghề được quan tâm đầu tư, phát triển, toàn tỉnh hiện có 24 cơ sở dạy nghề (gồm, 02 trường cao đẳng, 03 trường trung cấp, 09 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, 04 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 07 cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp), đảm bảo đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động. Theo đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo từ khoảng 15% năm 1997 tăng lên 60% năm 2020 và riêng trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt 61%, trong đó, tỷ lệ lao động có văn bằng chứng chỉ năm 2020 đạt 18,06%, trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt 20%.

Tỉnh đã thực hiện đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp tạo việc làm, nâng thu nhập cho người lao động, nhất là đào tạo nghề, hỗ trợ tín dụng. Riêng trong giai đoạn 2016 đến nay, tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 231.318 lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 4,4% xuống 3%, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn tăng từ 83% lên trên 90%.

10. Thể dục thể thao cho mọi người phát triển rộng khắp, đáp ứng cơ bản nhu cầu vui chơi, giải trí và rèn luyện sức khỏe cho Nhân dân: Sau ngày tái lập tỉnh, ngành thể dục thể thao của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất để tập luyện và thi đấu có nhiều hạn chế, kể cả ở cấp tỉnh. Các hoạt động thể dục thể thao chủ yếu là tổ chức một số giải thi đấu phong trào và tham dự một số giải thể thao toàn quốc, chưa đạt được thành tích đáng kể.

Những năm 2006-2020 được xem là giai đoạn có tính đột phá chiến lược; các chủ trương, chính sách, đề án, kế hoạch phát triển thể dục thể thao được hoàn thiện. Trung tâm thể dục thể thao tỉnh được thành lập. Các vận động viên được đào tạo tập trung, chuyên nghiệp, có kế hoạch, định hướng phát triển rõ ràng, cụ thể. Đến nay, toàn tỉnh có 02 nhà thi đấu đa năng cấp tỉnh, 07/11 huyện, thị xã, thành phố có nhà thi đấu thể dục, thể thao đa năng, các huyện còn lại đang trong xây dựng và hoàn thiện các nhà thi đấu thể dục, thể thao đa năng (Hớn Quản, Phú Riềng, Bù Gia Mập, Lộc Ninh); có 133 sân cỏ nhân tạo, 45 sân quần vợt và 25 bể bơi. Ngoài ra, một số cơ quan, doanh nghiệp cũng đã đầu tư xây dựng các sân quần vợt, bể bơi phục vụ nhu cầu luyện tập thể thao cho cán bộ, công chức, người lao động trong đơn vị. Thể dục thể thao quần chúng tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn với phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn, khối phố, cơ quan văn hóa. Số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 32,7%, số gia đình thể thao đạt 21%. 100% số xã, phường, thị trấn có các đội, nhóm thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

Tỉnh Bình Phước đã thành lập 13 đội tuyển thể thao thành tích cao, gồm: Bóng đá (CLB Bóng đá Bình Phước, Bóng đá U17, Bóng đá U15, Bóng đá U13), Bơi lội, Điền kinh, Taekwondo, Karate, Vovinam, Võ cổ truyền, Pencak Silat, Wushu, Muay, Judo, Boxing - Kick Boxing, Cờ tướng, với 34 huấn luện viên và 230 vận động viên. Hằng năm, các đội tuyển của tỉnh cung cấp khoảng 16 vận động viên các tuyến cho đội tuyển quốc gia.

Thể thao thành tích cao của tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực. Tại Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc năm 2018, Bình Phước đạt những thành tích vượt bậc với 5 HCV, 4 HCB, 12 HCĐ, xếp thứ 30/65 tỉnh, thành, ngành tham dự. Trong 9 tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhiều giải thi đấu thể dục, thể thao quy mô quốc tế, khu vực bị hoãn hoặc không tổ chức nên các đội tuyển thể thao của tỉnh chỉ tham gia các giải đấu thể thao khu vực miền Nam và toàn quốc. Kết quả: Đoàn thể thao Bình Phước đạt 25 HCV, 27 HCB và 29 HCĐ. Đội Bóng đá tỉnh Bình Phước duy trì thi đấu ở giải hạng Nhất từ năm 2015 đến nay.

III. VỀ QUỐC PHÒNG - AN NINH

1. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm: 25 năm qua, lực lượng quân đội, công an, biên phòng, dân quân tự vệ không ngừng được củng cố, kiện toàn cả về số lượng và chất lượng, trình độ sẵn sàng chiến đấu được nâng cao và trưởng thành về mọi mặt. Tỷ lệ thanh niên nhập ngũ hàng năm đều đạt 100% chỉ tiêu, trong đó tỷ lệ thanh niên nhập ngũ là đảng viên, có trình độ cao đẳng, đại học ngày càng tăng.

Cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tỉnh có tinh thần cảnh giác cao trước các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Tiềm lực quốc phòng - an ninh và thế trận quốc phòng toàn dân được tăng cường. Khu vực phòng thủ được xây dựng đi vào chiều sâu vững chắc, sức mạnh tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu tăng lên, an ninh trên tuyến biên giới luôn đảm bảo, tỉnh đã thi công xong 184 km đường tuần tra biên giới, hoàn thành toàn bộ công tác phân giới, cắm mốc biên giới (với 28 mốc chính 353 mốc phụ). Mối quan hệ hữu nghị giữa các lực lượng vũ trang tỉnh với các tỉnh giáp biên được duy trì tốt đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hàng hóa và xuất nhập cảnh qua biên giới.

Tội phạm được kiềm chế, triệt phá nhiều vụ án phức tạp, nhiều băng nhóm tội phạm, ma túy, trộm cắp tài sản… Các mục tiêu quan trọng, giữ vững an ninh trên các địa bàn trọng điểm được bảo vệ an toàn. Tai nạn giao thông từng bước giảm cả 3 tiêu chí. Đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

2. Có mối quan hệ đối ngoại rộng mở, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế: Quan hệ hợp tác, giao lưu hữu nghị giữa tỉnh Bình Phước với các tỉnh giáp biên giới thuộc Vương quốc Campuchia và các tỉnh phía nam nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào không ngừng được củng cố, tăng cường và ngày càng phát triển tốt đẹp. Nhờ đó, công tác quản lý tuyến biên giới của tỉnh và công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh trên chiến trường Campuchia được thực hiện rất thuận lợi và hiệu quả. Công tác cất bốc hài cốt liệt sỹ huy sinh trên chiến trường Campuchia qua các thời kỳ và trải qua 19 giai đoạn, đã cất bốc được 2.701 hài cốt, trong đó, có 95 hài cốt đã xác định tên liệt sỹ.

Mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa tỉnh Bình Phước với các nước bạn Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel, Hà Lan, Bờ Biển Ngà… được mở rộng trực tiếp qua việc tìm hiểu cơ hội kinh doanh, thăm và học tập kinh nghiệm, hỗ trợ nhân đạo, trao đổi kiến thức khoa học. Tỉnh đã ký kết được chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh để trao đổi kinh nghiệm, hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thu hút đầu tư.

IV. VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

1. Cải cách hành chính được đẩy mạnh theo hướng lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp là thước đo chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính trong tỉnh: Những ngày mới tái lập tỉnh còn nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ, công chức thiếu nhưng chính quyền các cấp đã tập trung quản lý, điều hành, ban hành các văn bản hành chính đúng luật, tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước các cấp từng bước sắp xếp, bố trí, đào tạo theo quy hoạch.

Trong những năm qua, công tác cải cách hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình phước luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo quyết liệt trên cả sáu nội dung: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính Nhà nước. Trong đó có những nội dung đã thực hiện cải cách mạnh mẽ, tạo thành bước đột phá, là một trong những địa phương tiên phong trong cải cách tổ chức bộ máy, có nhiều cách làm sáng tạo. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh cơ bản được thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo về thời gian, tiến độ thực hiện chất lượng văn bản, tính khả thi của từng văn bản được nâng lên, góp phần hoàn thiện thể chế trên tất cả các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết yêu cầu của  người dân, doanh nghiệp đã có những chuyển biến rõ rệt, theo hướng công khai, minh bạch và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã triển khai thống nhất từ tỉnh đến xã, cung cấp dịch vụ công trực tuyến với 1.879 thủ tục hành chính, trong đó có 1.645 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (chiếm 87,55%), đồng thời, liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia 1.096 thủ tục hành chính. Dịch vụ chứng thực điện tử đã triển khai bước đầu và tiếp tục được hoàn chỉnh quy trình, trang thiết bị. Việc triển khai ứng dụng thanh toán trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh đã thực hiện có hiệu quả và tiếp tục mở rộng, cải tiến. Bình Phước là một trong 15 tỉnh thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công sớm nhất cả nước, cấp huyện và cấp xã có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Bộ máy hành chính các cơ quan, đơn vị, địa phương được sắp xếp lại, cơ cấu tổ chức, bố trí biên chế phù hợp, giảm khâu trung gian không cần thiết. Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được đặc biệt quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và đem lại kết quả rất đáng ghi nhận. Đến nay đội ngũ cán bộ công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở cơ bản đã đạt và vượt chuẩn trình độ theo quy định; công tác quản lý và tinh giản biên chế được thực hiện quyết liệt, từ một địa phương thực hiện vượt 374 biên chế so với Bộ Nội vụ giao năm 2015, đến nay đã đưa số biên chế của tỉnh về đúng với số biên chế được Trung ương giao và đã tổ chức quản lý chặt chẽ, đúng quy định…

Cải cách hành chính trong Đảng được chú trọng, đã cụ thể hóa các quy định của Trung ương về xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên, giải quyết khiếu nại kỷ luật của Đảng; quy định phân cấp quản lý cán bộ; quy trình ban hành các văn bản chỉ đạo của cấp ủy; quy định về tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, đoàn thể; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của cấp ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy. Đến nay, tổ chức, bộ máy các cơ quan đảng, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện được củng cố, kiện toàn, tạo sự thống nhất, đồng bộ. Các quy trình, thủ tục trong Đảng được công khai, minh bạch, khắc phục sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền. Công tác xây dựng văn bản của các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy từng bước được nâng cao chất lượng.

Trong thời gian tới, để công tác cải cách hành chính của tỉnh tạo sức bật cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 18/5/2021 về chuyển đổi số đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước, trong đó, đã đề ra 03 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp triển khai thực hiện đồng bộ để hướng đến mục tiêu xây dựng chính quyền kiến tạo, lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp là thước đo chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính trong tỉnh.

2. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng không ngừng được củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động: Từ chỗ chỉ có 356 số đơn vị cơ sở có tổ chức cơ sở đảng, với gần 8.500 đảng viên năm tái lập tỉnh, đến nay, toàn Đảng bộ tỉnh đã có 21 Đảng bộ trực thuộc tỉnh, 734 tổ chức cơ sở đảng, gần 37.600 đảng viên, trong đó có gần 4.000 đảng viên từ 30 năm tuổi Đảng trở lên. Kết quả đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, đảng viên hàng năm ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt khoảng 95%. Công tác phát triển đảng viên được cấp ủy các cấp đặc biệt quan tâm, trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, toàn Đảng bộ tỉnh đã kết hơn 8.400 đảng viên mới. Chất lượng đảng viên mới kết nạp được nâng lên, nhất là trình độ học vấn ngày càng tăng, số đảng viên mới kết nạp là đoàn viên, thanh niên chiếm tỷ lệ lớn, đã góp phần làm tăng thêm nguồn sinh lực cho Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng.

Trong quá trình lãnh đạo, tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy luôn tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo; thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình trên tinh thần thẳng thắn, xây dựng, công khai, không né tránh trách nhiệm. Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ luôn được giữ vững. Trong mỗi giai đoạn, ngoài những nghị quyết lãnh đạo toàn diện, Tỉnh ủy còn ban hành những chương trình đột phá trên những lĩnh vực trọng tâm, cấp bách với tư tưởng chỉ đạo là phát triển nhanh, toàn diện theo hướng bền vững như: Điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, thu hút đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng; nghiên cứu, quyết định một số cơ chế, chính sách tạo vốn, huy động vốn cho phát triển; tập trung chuẩn bị các điều kiện kinh tế hội nhập; tăng cường quan hệ đối ngoại với nước láng giềng Campuchia… Nhờ đó, từ một tỉnh nghèo với điểm xuất phát thấp, còn nhiều khó khăn, đến nay Bình Phước đã vững bước đi lên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Những thành tựu to lớn của quá trình 25 năm tái lập, xây dựng, phát triển và hội nhập đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, năng động, sáng tạo của Tỉnh ủy là nhân tố quyết định sự thắng lợi và phát triển của tỉnh, biểu hiện rõ nét bằng những chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy đều thể hiện rõ “ý Đảng - lòng dân”.

3. Đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng: Trong các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần IX, X, XI, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành các chương trình đột phá đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đã góp phần quan trọng xây dựng đội ngũ cán bộ phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 và năm đầu của nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh đã cử hơn 84 nghìn lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn về chuyên môn, nghiệp vụ tại các học viên, các trường đại học, trường chính trị tỉnh, trong đó, có hơn 3.800 đồng chí được bồi dưỡng về lý luận chính trị. Đến nay, đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở cơ bản được chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương.

Công tác quy hoạch đảm bảo các yêu cầu theo quy định, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận có phẩm chất, năng lực theo tiêu chí đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để xây dựng, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quan tâm việc luân chuyển, điều động cán bộ, đặc biệt cán bộ trẻ có trình độ, có triển vọng trong công tác quy hoạch nhằm giúp cho các đồng chí cán bộ trẻ có cơ hội rèn luyện, thử thách trong thực tiễn mới, trên cương vị công tác mới. Trong giai đoạn từ 01/2016 đến tháng 9/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã luân chuyển, điều động gần 80 lượt cán bộ từ tỉnh về các sở, ngành, địa phương. Đa số các đồng chí được luân chuyển, điều động đã phát huy tốt năng lực, sở trường và bản lĩnh trong công tác, có uy tín với Nhân dân, nhiều đồng chí giữ vai trò cán bộ đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương.

4. Khối đại đoàn kết toàn dân được giữ vững và phát huy: Là tỉnh có hơn 20% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc ở Bình Phước đều có văn hóa truyền thống riêng về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ hội..., nhưng Bình Phước chưa từng xảy ra tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị dân tộc. Sự đoàn kết thống nhất trong Nhân dân luôn được giữ vững và phát huy. Đây là thành công lớn nhất của công tác dân vận 25 năm qua.

 Nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận được nâng lên; đã bám sát yêu cầu nhiệm vụ, tập trung tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Công tác dân vận chính quyền được nhận thức rõ hơn, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công tác tiếp công dân, đối thoại với dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Các đơn vị lực lượng vũ trang bám sát địa bàn, giúp nhân dân phát triển kinh tế, vận động quần chúng giữ vững ổn định tình hình ngoại biên, biên giới và an ninh nội địa. Trong tỉnh đã xuất hiện nhiều cách làm hay, mô hình mới, nhiều điển hình “Dân vận khéo”, có sức lan tỏa, tạo được sự đồng thuận trong Nhân dân. Chất lượng giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền được nâng lên. Việc thực hiện đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với Nhân dân đạt kết quả bước đầu, tạo niềm tin và thể hiện dân chủ trong xây dựng chính sách và giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và đời sống Nhân dân được thực hiện tốt.

5. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động làm theo: Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã thể hiện cụ thể bằng những chuyển biến tích cực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và công tác xây dựng hệ thống chính trị ở nhiều cơ quan, đơn vị. Việc thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm gương mẫu đi đầu của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp được nâng cao hơn. Nhiều vấn đề tiêu cực, tồn đọng gây bức xúc trong dư luận đã từng bước được giải quyết, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân vào sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) “Về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tỉnh đã có 514 tập thể và 598 cá nhân được biểu dương, khen thưởng từ cấp cơ sở đến cấp Trung ương, với rất nhiều mô hình mới, cách làm hay có tác dụng động viên, cổ vũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân làm theo.

Hiện nay, việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tiếp tục được triển khai theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; Kế hoạch số 48-KH/TU, ngày 08/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận 01-KL/TW và Hướng dẫn số 20-HD/BTGTU, ngày 25/9/2021 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về học tập Chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc", tiếp tục được các cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các ngành lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ gắn với chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của cấp ủy.

V. KHÁI QUÁT MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương với những thành tựu và hạn chế của chặng đường 25 năm xây dựng và phát triển vươn lên, Đảng bộ tỉnh đã rút ra khát quát được một số bài học kinh nghiệm quan trọng sau đây:

Một là, Tập trung xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; chú trọng lựa chọn đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực, nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.  

Hai là, Bám sát tình hình thực tiễn của tỉnh, của đất nước, tăng cường phân tích, dự báo để thể chế hóa kịp thời các chủ trương của Đảng, Nhà nước; bổ sung, ban hành mới cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển; kiên trì, sáng tạo trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đồng thời quyết liệt hơn trong kiểm tra, giám sát, thanh tra công vụ; nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy trong huy động và sử dụng nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Ba là, Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đột phá, trọng tâm. Đối với những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, cần phát huy dân chủ rộng rãi nhằm quy tụ chính kiến và quyết tâm thực hiện. Trong chỉ đạo thực hiện, phải kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm giấy tờ hành chính, hội họp, tăng chỉ đạo trực tiếp.

Bốn là, Gắn kết chặt chẽ và đồng bộ các nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; tăng cường quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, giữ vững quốc phòng, an ninh, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; tạo đồng thuận xã hội.

Năm là, Trong xây dựng, phát triển kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là bảo đảm an sinh xã hội; kịp thời phát hiện và chủ động giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc, bảo đảm quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị - xã hội, làm tốt công tác đối ngoại ở địa bàn một tỉnh biên giới.
 
Phần thứ ba
PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG VÀ NHỮNG THÀNH TỰU
 ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC, BÌNH PHƯỚC TIẾP TỤC THỰC HIỆN
 KHÁT VỌNG VƯƠN LÊN

Tự hào về những trang sử vẻ vang của quê hương anh hùng, Đảng bộ, quân và dân Bình Phước càng xác định rõ trách nhiệm, phát huy truyền thống đoàn kết, anh dũng, năng động và sáng tạo của cha ông, quyết tâm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Trong bối cảnh thời cơ và thách thức đan xen đối với sự phát triển của đất nước và của tỉnh, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI xác định phương hướng, mục tiêu; các khâu đột phá, chương trình trọng tâm; nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu cần thực hiện trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.

1. Mục tiêu chung

Phấn đấu đến năm 2025, Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp, thuộc nhóm các tỉnh phát triển nhanh và bền vững, có quy mô kinh tế khá trong vùng Đông Nam Bộ; nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng biên giới với đô thị trong tỉnh; tăng cường kết nối vùng, hoàn thành chính quyền điện tử, đô thị thông minh, từng bước chuyển dần sang chính quyền số; đảm bảo quốc phòng - an ninh vững chắc. Tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.

2. Các chỉ tiêu cơ bản đến năm 2025

1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt từ 9% đến 10%/năm.

2) GRDP bình quân đầu người đạt trên 100 triệu đồng, tương đương 4.500 USD.

3) Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng: 46% - 48%, thương mại-dịch vụ: 36% - 38%, nông lâm thủy sản: 15% - 17%.

4) Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2021-2025 là 185.000 tỷ đồng.

5) Thu ngân sách đạt 18.000 tỷ đồng - 18.500 tỷ đồng.

6) Kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD.

7) Thành lập mới 6.000 doanh nghiệp và 150 hợp tác xã.

8) Có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; có thêm 02 huyện được công nhận huyện nông thôn mới. Mỗi huyện, thị xã, thành phố thành lập mới từ 01 đến 02 phường, thị trấn.

9) Có 70% trường đạt chuẩn quốc gia.

10) Phấn đấu đạt 10 bác sĩ và 32 giường bệnh/vạn dân; duy trì mức sinh thay thế, tăng nhanh dân số cơ học để có tổng mức tăng dân số bình quân hàng năm từ 2% - 2,5%; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% trẻ em được tiêm chủng; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 10%. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%.

11) Phấn đấu hàng năm có từ 90% trở lên hộ gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, từ 70% trở lên thôn, ấp, khu phố được công nhận danh hiệu “thôn, ấp, khu phố văn hóa”; 100% cơ quan đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

12) Tạo 200.000 việc làm mới, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 3%. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%; tỷ lệ đô thị hóa đạt 40%; mỗi năm giảm khoảng 2.000 hộ nghèo – 2.500 hộ nghèo.

13) Tỷ lệ che phủ rừng và cây lâu năm (cây điều và cao su) đạt 76,7%; có 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường; 100% dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

14) Hàng năm có từ 80% tổ chức, cơ sở đảng đạt mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Kết nạp mới 6.000 đảng viên.

15) Mỗi đoàn thể chính trị xã hội, hàng năm có từ 90% tổ chức cơ sở được xếp loại khá trở lên; mỗi tổ chức một phong trào, một nhiệm vụ thực hiện xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

3. Nhiệm vụ

Để giải quyết tốt 05 mối quan hệ, thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển theo mục tiêu đề ra và hoàn thành thắng lợi 15 chỉ tiêu trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, cần tổ chức triển khai và phân phối nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm; ưu tiên và những giải pháp cụ thể sau:

3.1. Nhiệm vụ trọng tâm

3.1.1. Cơ cấu lại nền kinh tế, tiếp tục lựa chọn ngành, lĩnh vực trọng tâm để đầu tư hiệu quả; nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, xây dựng các chính sách phù hợp thúc đẩy sản xuất phát triển.

3.1.2. Đầu tư các lĩnh vực xã hội nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho Nhân dân để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội. Trong đó, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển.

3.1.3. Xây dựng quốc phòng, an ninh vững mạnh, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại.

3.1.4. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

3.2. Nhiệm vụ ưu tiên

3.2.1. Tập trung nguồn lực phát triển hệ thống giao thông thuận lợi, tạo điều kiện kết nối Bình Phước với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và các sân bay, cảng biển.

3.2.2. Đổi mới chính sách, thu hút, ưu đãi đầu tư; tổ chức xúc tiến đầu tư, khuyến khích hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; chỉ đạo triển khai các dự án trọng điểm.

3.2.3. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; kiện toàn bộ máy tổ chức theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW, Nghị quyết 19-NQ/TW và Quyết định số 999-QĐ/TU của Tỉnh ủy đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; cải cách thủ tục hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ năng lực, liêm chính; xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh.

3.2.4. Thực hiện quyết liệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc và chương trình giảm nghèo bền vững.

3.3. Các đột phá chiến lược

3.3.1. Đột phá trong đầu tư kết cấu hạ tầng
Trong đó, hạ tầng giao thông đi trước một bước: Phối hợp với các bộ ngành chức năng và các địa phương có liên quan để đầu tư các tuyến giao thông kết nối vùng; giao thông nội tỉnh, tập trung cho 02 trọng điểm là Đồng Phú và Chơn Thành, hình thành tam giác phát triển: Đồng Phú – Đồng Xoài – Chơn thành; 02 tuyến hành lang là tuyến song song với Quốc lộ 13 (kết nối từ khu công nghiệp Bàu Bàng kết nối với đường Minh Hưng – Đồng Nơ); tuyến song song với Quốc lộ 14 (tiếp tục triển khai đường Đồng Phú – Bình Dương, sau đó kéo dài lên Bù Đăng). Bên cạnh đó, đầu tư các tuyến đường kết nối trong các vùng dự án để khai thác diện tích đất công trồng cao su sang phát triển công nghiệp và đô thị. Tiếp tục ưu tiên ngân sách cho các địa phương phát triển hệ thống đường giao thông liên huyện; thực hiện cơ chế đặc thù để làm đường giao thông nông thôn.

Ưu tiên tiếp theo là đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin, đảm bảo hạ tầng hoàn thiện, đồng bộ, thường xuyên cập nhật ứng dụng mới trong quản lý điều hành. Vận hành thông suốt Chính quyền điện tử; nghiêm túc thực hiện quy định văn phòng không giấy (gửi nhận văn bản bằng điện tử, họp không giấy).

3.3.2. Đột phá trong cải cách thủ tục hành chính

Phấn đấu đến năm 2025, chính quyền điện tử của tỉnh nằm trong Top 30 các tỉnh, thành phố trên toàn quốc; 100% các thủ tục hành chính thực hiện trực tuyến đạt mức độ 3,4; từng bước chuyển đổi sang chính quyền số.

Nâng cao hiệu quả hoạt động Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh; bổ sung, nâng cấp và tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của cấp huyện, cấp xã vào Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh, đảm bảo kết nối liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia; thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh.

Thường xuyên cập nhật, công bố bộ thủ tục hành chính cấp tỉnh, huyện và xã; mọi thủ tục đều được mẫu hóa và thực hiện trực tuyến, liên thông; Trung tâm Phục vụ hành chính công chịu trách nhiệm nhận và trả kết quả mà người dân không phải đến các cơ quan nhà nước để gửi và nhận.

3.3.3. Đột phá trong phát triển nguồn nhân lực

Trước mắt, căn cứ vào nhu cầu lao động của các doanh nghiệp để xây dựng chính sách thu hút lao động đến tỉnh làm việc. Thực hiện chuẩn hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện, nội dung giáo dục, đào tạo, dạy nghề. Nâng cao chất lượng và hiệu quả các cơ sở đào tạo nghề, đào tạo lao động theo nhu cầu của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số. Phát triển mạnh hệ thống dạy nghề, trước mắt tập trung dạy nghề kỹ thuật thực hành, liên kết với các doanh nghiệp, đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp. Chú trọng đào tạo kỹ năng, thực hiện lộ trình kỹ năng số đạt trình độ căn bản cho người dân.

Trong dài hạn, phải triển khai việc đào tạo song ngữ tại các trường học trong tỉnh; tiếp tục nâng cao và mở rộng trường chuyên, lớp chọn để đào tạo các thế hệ con em Bình Phước đủ trình độ làm việc trong các doanh nghiệp FDI và tham gia lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước.

MỘT SỐ KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN

1. Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 25 năm Ngày tái lập tỉnh Bình Phước (01/01/1997 - 01/01/2022).

2. Hăng hái thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 25 năm Ngày tái lập tỉnh Bình Phước (01/01/1997 - 01/01/2022).

3. Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, quyết tâm xây dựng tỉnh Bình Phước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

4. Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

5. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tỉnh Bình Phước tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

6. Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

7. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam.

8. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

9. Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng văn hóa, con người làm nền tảng tinh thần, tăng cường quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.

10. Tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam - Người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam muôn năm.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!

13. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

14. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!
 
[1] Tính đến tháng 9/2021, tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm chủ lực của tỉnh 419.415 ha, trong đó, cây điều là 141.595 ha; cây hồ tiêu là 15.920 ha; cây cao su 247.270 ha; cây cà phê 14.631 ha.
[2] Tính đến đầu năm 2021 trên địa bàn toàn tỉnh có 371 trang trại chăn nuôi heo, gia cầm (282 trang trại heo và 89 trang trại gia cầm). Chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp chiếm trên 90,43%; có 182/371 trang trại chăn nuôi theo mô hình chuồng kín, ứng dụng công nghệ cao, chiếm 49% so với tổng các trang trại chăn nuôi; 189 trang trại chăn nuôi chuồng hở, nuôi bán công nghiệp, chiếm 51%. Tổng đàn gia súc ước có 1.224.294 con; tổng đàn gia cầm ước có 6,9 triệu con.
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay205,384
  • Tháng hiện tại1,554,512
  • Tổng lượt truy cập446,949,634
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây