Đề án phát triển công nghiệp công nghệ cao tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030

Thứ năm - 24/11/2022 10:50
(CTTĐTBP) - Huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế để đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao (CNCNC) nhằm tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo như Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra. Từng bước hình thành một số ngành sản xuất công nghiệp công nghệ cao và các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp của tỉnh.

Đó là mục tiêu mà UBND tỉnh đề ra trong Kế hoạch số 348/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án phát triển CNCNC tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của Đề án mà UBND tỉnh đã ban hành, phù hợp với tình hình phát triển CNCNC trên địa bàn tỉnh để triển khai thực hiện kế hoạch đạt kết quả. Xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian để xây dựng, thực hiện nhiệm vụ giải pháp phát triển CNCNC trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Đồng thời, phấn đấu đến năm 2025 từng bước hình thành một số cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh như sản xuất phần mềm, tích hợp hệ thống, sản xuất các thiết bị công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến thuộc một số lĩnh vực vào hoạt động sản xuất như công nghệ sinh học (ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, y - dược, bảo vệ môi trường, bảo quản thực phẩm...), công nghệ vật liệu mới (ứng dụng vật liệu nano trong nông nghiệp, xử lý môi trường...).

Đến năm 2030, phát triển ngành công nghệ thông tin trở thành là một trong những thành phần kinh tế quan trọng của tỉnh. Ứng dụng công nghệ sinh học rộng rãi trong các ngành như nông nghiệp, bảo vệ môi trường, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, thực phẩm. Hình thành một số ngành thuộc các lĩnh vực công nghiệp chế tạo và tự động hóa, điện tử, năng lượng, vật liệu mới.

Với các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể sau: Một là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực CNCNC thông qua các chương trình thúc đẩy liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động.

Hai là, phát triển nguồn vốn ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận tín dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNCNC.

Ba là, xây dựng danh mục dự án CNCNC kêu gọi đầu tư; tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào ngành CNCNC.

Bốn là, xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư thuộc lĩnh vực CNCNC, thu hút các doanh nghiệp CNCNC vào các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) và khu CNCNC trên địa bàn tỉnh.

Năm là, xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho xúc tiến đầu tư; tuyên truyền quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội phát triển CNCNC.

Sáu là, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới. Tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao để từng bước hình thành, phát triển các ngành CNCNC.

Bảy là, huy động các nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ từ Trung ương và của địa phương để phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cho phát triển công nghệ cao, ươm tạo, hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ cao.

Tám là, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông đầu tư hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, thông tin liên lạc tại các KCN, KKT, cụm công nghiệp (CCN), nhất là KCN CNC đảm bảo phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được thông suốt, kịp thời, an toàn”.

Chín là, nghiên cứu thành lập Khu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với kết cấu hạ tầng đồng bộ để thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao, các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ, các hoạt động đổi mới sáng tạo.

Mười là, rà soát, đề nghị bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh để phù hợp với định hướng phát triển CNCNC, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch.

Mười một là, tham mưu thẩm định công nghệ, lập hồ sơ trình Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

Mười hai là, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện hồ sơ xác nhận ưu đãi đầu tư ngành CNCNC; hồ sơ cấp Giấy chứng nhận hoạt động lĩnh vực công nghệ cao./.

Tác giả: Thanh Tuyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,207
  • Hôm nay310,168
  • Tháng hiện tại18,132,504
  • Tổng lượt truy cập478,025,191
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây