Văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 3/2020

Thứ hai - 04/05/2020 16:42
(CTTĐTBP) - Bộ Tư pháp vừa ra Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 3/2020.
I. SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH

Trong tháng 3/2020, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 16 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 11 Nghị định của Chính phủ và 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:

Các Nghị định của Chính phủ:

1. Nghị định số 27/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ và Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam;

2. Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

3. Nghị định số 29/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 26/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;

4. Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư;

5. Nghị định số 31/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính;

6. Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

7. Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự;

8. Nghị định số 34/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 02/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam;

9. Nghị định số 35/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật cạnh tranh;

10. Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;

11. Nghị định số 37/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ bổ sung Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

1. Quyết định số 08/2020/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam;

2. Quyết định số 09/2020/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải;

3. Quyết định số 10/2020/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

4. Quyết định số 11/2020/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ quản lý tài chính đối với cơ quan Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính;

5. Quyết định số 12/2020/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.

II. HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Nghị định số 27/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ và Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2020.

Đối với việc xét tuyển dụng đặc cách vào viên chức khoa học và công nghệ không qua thi tuyển (nay là xét tiếp nhận vào viên chức); hoặc xét đặc cách bổ nhiệm vào hạng chức danh cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc vào năm công tác; hoặc xem xét áp dụng chính sách trọng dụng đối với nhà khoa học trẻ tài năng đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo về việc tổ chức xét hoặc đã nhận hồ sơ để xem xét trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ.

Đối với người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo, nhận hồ sơ để xem xét áp dụng các chính sách trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ và Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ và Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam, cụ thể:

-Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2014/NĐ-CP: (1) Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng và bổ nhiệm vào chức danh khoa học, chức danh công nghệ; (2) Trình tự, thủ tục, thẩm quyền tiếp nhận vào viên chức và bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học và chức danh công nghệ đối với cá nhân có thành tích vượt trội trong hoạt động khoa học và công nghệ; (3) Đặc cách bổ nhiệm vào chức danh khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc năm công tác; (4) Trình tự, thủ tục và thẩm quyền xét đặc cách bổ nhiệm vào chức danh khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc năm công tác; (5) Nâng lương vượt bậc đối với cá nhân có thành tích trong hoạt động khoa học và công nghệ; (6) Ưu đãi cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ có chức danh giáo sư, phó giáo sư; (7) Tiêu chuẩn của nhà khoa học đầu ngành; (8) Trình tự, thủ tục lựa chọn, công nhận nhà khoa học đầu ngành; (9) Nhiệm vụ của nhà khoa học đầu ngành; (10) Chính sách trọng dụng nhà khoa học đầu ngành; (11) Kinh phí thực hiện chính sách trọng dụng nhà khoa học đầu ngành; (12) Tiếp tục hoặc dừng áp dụng chính sách đối với nhà khoa học đầu ngành; (13) Tiêu chuẩn, điều kiện và trình tự, thủ tục lựa chọn, công nhận nhà khoa học trẻ tài năng và nhiệm vụ của nhà khoa học trẻ tài năng; (14) Chính sách trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng; (15) Kinh phí thực hiện chính sách trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng.

- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 87/2014/NĐ-CP: (1) Điều kiện áp dụng chính sách thu hút; (2) Chính sách về tuyển dụng, lao động, học tập; (3) Chính sách về tiền lương; (4) Chính sách về tiếp cận thông tin; (5) Các chính sách khác; (6) Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục các biểu mẫu, gồm: (1) Đơn đăng ký xét tuyển dụng bằng hình thức tiếp nhận không qua thi tuyển vào chức danh ... hạng ...; (2) Đơn đề nghị xét đặc cách bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ không qua thi thăng hạng không phụ thuộc vào năm công tác; (3) Bản đăng ký xét công nhận nhà khoa học đầu ngành...; (4) Bản đăng ký xét công nhận nhà khoa học trẻ tài năng.

2. Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2020.

Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Hành vi ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 47 của Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện và thời hiệu xử phạt sẽ được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương, 58 điều quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể: (1) Quy định chung về: Hình thức xử phạt; Biện pháp khắc phục hậu quả; Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt; (2) Hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động; (3) Hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội; (4) Hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; (5) Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và lập biên bản vi phạm hành chính; (6) Thủ tục xử phạt; (7) Điều khoản chuyển tiếp; Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Người sử dụng lao động, người lao động và các cá nhân, tổ chức khác có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Nghị định này; (2) Người có thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản được quy định tại Chương V của Nghị định này; (3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này.

3. Nghị định số 29/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 26/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 03 tháng 3 năm 2020.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 26/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 02 điều sửa đổi Điều 3 Nghị định số 26/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao về bãi bỏ Trung tâm Hướng dẫn báo chí nước ngoài.

4. Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 3 năm 2020.

Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư hết hiệu lực từ ngày Nghị định này có hiệu lực pháp luật.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 chương, 38 điều quy định về công tác văn thư và quản lý nhà nước về công tác văn thư, cụ thể: (1) Quy định chung về: Nguyên tắc, yêu cầu quản lý công tác văn thư; Giá trị pháp lý của văn bản điện tử; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác văn thư; (2) Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính; (3) Soạn thảo và ký ban hành văn bản hành chính; (4) Quản lý văn bản đi; (5) Quản lý văn bản đến; (7) Sao văn bản; (8) Lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan; (9) Quản lý, sử dụng con dấu và thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư; (10) Quản lý nhà nước về công tác văn thư; (11) Trách nhiệm thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp căn cứ quy định của Nghị định này và các quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan để áp dụng cho phù hợp.

Ban hành kèm theo Nghị định này 06 Phụ lục, gồm: (1) Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản; (2) Viết hoa trong văn bản hành chính; (3) Bảng chữ viết tắt tên loại, mẫu trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản; (4) Mẫu về quản lý văn bản; (5) Lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan; (6) Hệ thống quản lý tài liệu điện tử.

5. Nghị định số 31/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2020.

Các văn bản quy phạm pháp luật, điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật được trích dẫn trong Nghị định này khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì nội dung trích dẫn cũng được điều chỉnh và thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính, cụ thể: (1) Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; (2) Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; (3) Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; (4) Chế độ quản lý, bảo quản, giao, nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; (5) Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản; (6) Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính; (7) Trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; thu, nộp, quản lý, sử dụng chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ; (8) Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hết thời hạn tạm giữ; (9) Bãi bỏ khoản 4 Điều 7, khoản 1 Điều 19.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục Mẫu quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh.

6. Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2020.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, cụ thể: (1) Sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật; (2) Xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật; (3) Xây dựng, ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật; (4) Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật; (5) Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật; (6) Trách nhiệm của Bộ Tư pháp; (7) Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; (8) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp; (9) Phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật; (10) Bãi bỏ khoản 2 Điều 15, khoản 2 Điều 16.

7. Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2020.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự, cụ thể: (1) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thi hành án dân sự; (2) Thời hiệu yêu cầu thi hành án; (3) Thỏa thuận thi hành án; (4) Chủ động ra quyết định thi hành án; (5) Ra quyết định thi hành án theo yêu cầu; (6) Xác minh điều kiện thi hành án; (7) Thông báo về thi hành án; (8) Áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án; (9) Thực hiện ủy thác thi hành án; (10) Việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án; (11) Kê biên tài sản để thi hành án; (12) Bán đấu giá và xử lý kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án; (13) Thủ tục thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án; (14) Tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án; (15) Việc xuất cảnh của người phải thi hành án; (16) Thẩm tra viên; (17) Thư ký thi hành án; (18) Bãi bỏ điểm b khoản 2 Điều 64; (19) Quy định chuyển tiếp.

8. Nghị định số 34/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 02/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 5 năm 2020.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 02/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 02 điều sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 02/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam về cơ cấu tổ chức.

9. Nghị định số 35/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật cạnh tranh

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2020.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định chi tiết các Điều 9, 10, 13, 26, 31, 32, 33, 36, 56 và 82 của Luật cạnh tranh (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019).

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 chương, 30 điều quy định chi tiết các Điều 9, 10, 13, 26, 31, 32, 33, 36, 56 và 82 của Luật cạnh tranh, cụ thể: (1) Xác định thị trường liên quan; (2) Xác định thị phần; (3) Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; (4) Xác định sức mạnh thị trường đáng kể; (5) Tập trung kinh tế; (6) Chứng cứ; (7) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh; (8) Tổ chức thực hiện.

10. Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 5 năm 2020.

Nghị định này thay thế Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 73 điều quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, cụ thể: (1) Quy định chung về: Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả; Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính; (2) Vi phạm các quy định về quy hoạch, điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất; (3) Vi phạm các quy định về quy trình vận hành liên hồ chứa; (4) Vi phạm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước; (5) Vi phạm các quy định khác về quản lý tài nguyên nước; (6) Vi phạm quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản và quản lý khoáng sản; (7) Vi phạm quy định về kỹ thuật an toàn trong khai thác mỏ; (8) Thẩm quyền xử phạt, phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; (9) Điều khoản chuyển tiếp, tổ chức thực hiện và trách nhiệm thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan. (Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản được quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này).

11. Nghị định số 37/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ bổ sung Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2020.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 02 điều Bổ sung khoản 2 vào Mục V Phần B Phụ lục I về Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư, cụ thể: Hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm: (1) Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; (2) Đầu tư kinh doanh cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; (3) Đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; (4) Đầu tư kinh doanh khu làm việc chung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

12. Quyết định số 08/2020/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 4 năm 2020.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 02 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam, cụ thể: (1) Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; (2) Giải thích từ ngữ; (3) Đầu tư xây dựng các dự án điện sinh khối; (4) Đấu nối dự án điện sinh khối vào hệ thống điện; (4) Trách nhiệm mua điện từ các dự án điện; (6) Giá điện đối với dự án điện sinh khối; (7) Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan; (8) Bãi bỏ khoản 8, 10, 11 Điều 2; Điều 3; Điều 4; Điều 5; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 12; Điều 13; Điều 15.

13. Quyết định số 09/2020/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2020.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm khắc phục khoảng trống quy định pháp luật và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công tác ứng phó sự cố môi trường do chất thải gây ra.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 điều, ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải, cụ thể: (1) Quy định chung về: Sự cố chất thải và nguyên tắc ứng phó sự cố chất thải; Phân loại sự cố chất thải; (2) Chuẩn bị ứng phó sự cố chất thải; (3) Tổ chức ứng phó sự cố chất thải; (4) Cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố chất thải; (5) Cơ chế tài chính và sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó sự cố chất thải; (6) Trách nhiệm thực hiện.

Quy chế này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở xử lý chất thải và tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động ứng phó sự cố chất thải.

14. Quyết định số 10/2020/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2020.

Quyết định này thay thế Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quyết định số 65/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 65/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013).

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 05 điều, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo Quyết định, Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý nhà nước về thống kê, điều phối hoạt động thống kê, tổ chức các hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật; có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Về cơ cấu tổ chức: Tổng cục Thống kê được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất. Trong đó, cơ quan thống kê ở Trung ương, gồm: 15 đơn vị là tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 05 đơn vị sự nghiệp. Cơ quan thống kê ở địa phương, gồm: Cục Thống kê tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Cục Thống kê cấp tỉnh) thuộc Tổng cục Thống kê; Chi cục Thống kê tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chi cục Thống kê khu vực (gọi chung là Chi cục Thống kê cấp huyện) thuộc Cục Thống kê cấp tỉnh.

15. Quyết định số 11/2020/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ quản lý tài chính đối với cơ quan Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2020. Các chế độ quy định tại Quyết định này được áp dụng cho năm ngân sách 2020.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm quy định về chế độ quản lý tài chính đối với cơ quan Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 06 điều, quy định về chế độ quản lý tài chính đối với cơ quan Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính, cụ thể: (1) Nội dung chi; (2) Kinh phí đảm bảo nhiệm vụ chi; (3) Trách nhiệm thi hành.

Quyết định này áp dụng đối với: (1) Cán bộ, công chức tại cơ quan Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm; (2) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

16. Quyết định số 12/2020/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2020.

Quyết định này thay thế Quyết định số 1465/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc và bãi bỏ Thông tư liên tịch số 31/2013/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 12 tháng 11 năm 2013 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1465/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Quyết định số 1465/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc và Thông tư liên tịch số 31/2013/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 12 tháng 11 năm 2013 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1465/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 06 chương, 18 điều, quy định về thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc, cụ thể: (1) Thực hiện ký quỹ, hỗ trợ vay vốn để ký quỹ; (2) Hoàn trả tiền ký quỹ; (3) Xử lý tiền ký quỹ; (4) Quản lý và sử dụng tiền ký quỹ sau khi chuyển vào ngân sách nhà nước; (5) Tổ chức thực hiện.

Quyết định này áp dụng đối với: (1) Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS; (2) Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; (3) Ngân hàng Chính sách xã hội; (4) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.

Ban hành kèm theo Quyết định này Phụ lục các biểu mẫu, gồm: (1) Giấy đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ; (2) Giấy đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ; (3) Giấy đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ; (4) Thông báo về việc xử lý tiền ký quỹ đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS của ông (bà)...

Tác giả: T.T

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,538
  • Hôm nay176,342
  • Tháng hiện tại9,623,082
  • Tổng lượt truy cập493,486,520
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây