Theo đó, bổ sung một số giấy tờ sau có thể sử dụng để xác nhận về việc chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc trong hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp:
- Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;
- Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc DN hoặc HTX giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp NLĐ là người quản lý DN, quản lý HTX;
Trường hợp người lao động không có các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt HĐLĐ do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền thì thực hiện theo quy trình tại Khoản 6 Điều 1 Nghị đinh 61/2020.
Nghị định 61/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/7/2020.
3. Chậm nhất là 15/6 phải gửi kế hoạch biên chế công chức hằng năm
Ngày 01/6/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức.
Theo đó, chậm nhất là ngày 15 tháng 6 hằng năm, các bộ, ngành, địa phương phải gửi hồ sơ kế hoạch biên chế công chức về Bộ Nội vụ để thẩm định.
(Hiện hành, theo Điều 9 Nghị định 21/2010/NĐ-CP của Chính phủ thì mốc thời gian quy định là chậm nhất ngày 20/7 của năm trước liền kề).
Hồ sơ kế hoạch biên chế công chức hằng năm bao gồm:
+ Văn bản đề nghị kế hoạch biên chế công chức hằng năm;
+ Kế hoạch biên chế công chức hằng năm của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 11 Nghị định này;
+ Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt biên chế công chức của năm trước liền kề với năm kế hoạch.
Nghị định 62/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/7/2020.
TB-TT