Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản

Thứ năm - 11/04/2024 09:30
(CTTĐTBP) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 38/2024/NĐ-CP ngày 05/4/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
 

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.

Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính, là tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này bao gồm: tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư kinh doanh tại Việt Nam); tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã (hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã); tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình, chủ tàu cá thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân. 

Nghị định quy định đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, hình thức xử phạt chính áp dụng trong lĩnh vực thủy sản là phạt tiền. Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng trong lĩnh vực thủy sản gồm: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Nghị định quy định các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng trong lĩnh vực thủy sản như sau: buộc thả thủy sản, giống thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng; buộc chuyển giao thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền; buộc thả bổ sung loài thủy sản theo quy định; buộc chuyển đổi mục đích sử dụng loài thủy sản hoặc giống thủy sản hoặc thức ăn thủy sản hoặc sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, trường hợp không đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi thì buộc tiêu hủy thủy sản hoặc giống thủy sản hoặc thức ăn thủy sản hoặc sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; buộc chủ tàu cá chi trả kinh phí đưa công dân Việt Nam bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ, xử lý về nước; buộc nộp lại giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản chấp thuận, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung...

Vi phạm hành chính nhiều lần hoặc tái phạm trong lĩnh vực thủy sản là tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp được quy định là hành vi vi phạm hành chính trong Nghị định này.

Nghị định quy định rõ mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 02 năm.

Nghị định số 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2024./.

Tác giả: Hải Hoà

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,075
  • Hôm nay253,971
  • Tháng hiện tại18,811,213
  • Tổng lượt truy cập478,703,900
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây