Giải đáp các thắc mắc về thực hiện chính sách Covid-19

Thứ năm - 22/07/2021 21:00
Ngày 21/7, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã có văn bản tổng hợp và trả lời 31 câu hỏi liên quan đến việc thực hiện chính sách Covid-19: Bấm xem

Để thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo đúng nội dung theo Kế hoạch 239/KH-UBND ngày 12/7/2021, Quyết định 1848/QĐ-UBND ngày 14/7/2021 của UBND tỉnh, trong quá trình thực hiện, các địa phương đã gặp rất nhiều thắc mắc và đã trao đổi, nhận phản hồi trên group Zalo thực hiện chính sách Covid-19, Sở LĐ-TB&XH tổng hợp các câu hỏi và trả lời cụ thể để các địa phương nắm bắt, cùng triển khai thực hiện thống nhất như sau:

Câu 1. Đối tượng bán vé số làm mẫu đơn người lao động tự do hay là làm mẫu riêng như năm 2020, mẫu đơn năm 2020 có xác nhận của đại lý vé số?

Trả lời: Thực hiện theo Mẫu số 1a đối với người bán vé số theo hướng dẫn tại Công văn số 1184/SLĐTBXH-LĐVL ngày 14/7/2021 của Sở LĐ-TB&XH.

Câu 2. Nhóm đối tượng không thuộc nhóm được quy định hưởng như cửa hàng bán quần áo, điện thoại, sửa xe, mỹ phẩm, thì có được làm hồ sơ hưởng không? Họ chỉ buôn bán nhỏ lẻ tại chợ, tại nhà không có giấy phép kinh doanh có được tính là lao động tự do không?

Trả lời: Riêng, thợ sửa xe nằm trong nhóm quy định tại điểm 1.1 Điều 1 Quyết định số 1848/QĐ-UBND ngày 14/7/2021; còn đối tượng bán quần áo, điện thoại, mỹ phẩm đề nghị UBND cấp huyện có văn bản đề xuất để Sở tổng hợp tham mưu UBND tỉnh bổ sung đối tượng.

Câu 3. Đối tượng lao động tự do ở nhà trọ, không có sổ hộ khẩu, tạm trú nhưng có sổ lưu trú ở nhà trọ có xác nhận của Công an. Vậy linh động giải quyết cho đối tượng này được không?

Trả lời: Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 287/PC06-D91 ngày 20/7/2021 của Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội về “việc xác định cư trú hợp pháp” của công dân trên địa bàn tỉnh.

Câu 4. Người từ vùng dịch về phải cách ly tập trung có được hỗ trợ không?

Trả lời: Người phải cách ly tập trung được hỗ trợ tiền ăn theo Nghị quyết 68/NQ-CP và đối tượng này do cơ sở cách ly đề xuất thực hiện.

Trường hợp nếu thuộc đối tượng theo quy định tại khoản 1, Điều 1 Quyết định số 1848 của UBND tỉnh thì được hưởng thêm chế độ hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này (50.000 đồng/ngày).

Câu 5: Trường hợp người ta bán vé số thật (thuộc đối tượng tạm trú, đại lý vé số báo có bán thật nhưng ấp không xác nhận vì không nắm rõ thông tin thì giải quyết như thế nào?

Trả lời: Trách nhiệm của UBND cấp xã phải xác minh, thẩm định; khi Phòng nhận thông tin thì báo cáo lãnh đạo huyện chỉ đạo không để người dân bị thiệt thòi trong giải quyết chính sách hỗ trợ.

Câu 6. Trường hợp tài xế chạy xe Ben thuê, do dịch Covid-19 nên thất nghiệp có được hỗ trợ không?

Trả lời: Đề nghị các huyện tập trung giải quyết đúng các nhóm đối tượng đã quy định tại Quyết định số 1848/QĐ-ƯBND; những đối tượng còn lại chưa quy định, nếu điều kiện gia đình khó khăn thì tổng hợp báo cáo về Sở để tổng hợp đề xuất UBND tỉnh bổ sung đối tượng để thực hiện.

Câu 7. Trường hợp người bán vé số là F1 thì thực hiện như thế nào?

Trả lời: Người bán vé số F1 được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 1848/QĐ-UBND; đồng thời được hỗ trợ tiền ăn theo Nghị quyết 68/NQ-CP do cơ sở cách ly đề nghị.

Câu 8. Huyện Bù đốp hiện chưa thực hiện theo Chỉ thị số 15/CT-TTg, 16/CT- TTg. Vậy có thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi Công văn số 2295/UBND-KGVX ngày 09/7/2021 và Công văn số 2334/UBND-TH ngày 13/7/2021 của UBND tỉnh?

Trả lời: Người dân trong khu phong tỏa phải ngừng việc, nghỉ việc, không có thu nhập hoặc thu nhập dưới 02 triệu do việc phải chấp hành thực hiện hai Công văn trên thì đương nhiên được hưởng chính sách hỗ trợ (vì quy định là thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứ không quy định thực hiện cụ thể Chỉ thị số 15/CT-TTg và Chỉ thị số 16/CT-TTg).

Câu 9. Các đối tượng buôn bán nhỏ lẻ tại chợ tự phát tạm trên địa bàn huyện dừng hoạt động theo chỉ đạo tại Công văn 2334/UBND-TH ngày 13/7/2021 của UBND tỉnh có được hỗ trợ không? Vì trên địa bàn huyện chưa thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15, 16.

Trả lời: Điều kiện quy định tại Điểm 2.1 Điều 1 Quyết định số 1848/QĐ- UBND. Vì vậy, việc thực hiện Công văn 2334/UBND-TH mà dẫn đến tình trạng người đó bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn 02 triệu đồng thì được hỗ trợ.

Câu 10. Lãnh đạo Sở trả lời: Tất cả các trường hợp F2 được hỗ trợ như lao động tự do; vậy họ thuộc nhóm đối tượng nào? Quy trình thực hiện như thế nào?

Trả lời: F2 không cách ly tập trung nhưng phải cách ly theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì đương nhiên họ phải nghỉ việc, nếu là lao động trong doanh nghiệp thì được giải quyết theo nhóm đối tượng của doanh nghiệp, nếu là lao động tự do thì đương nhiên giải quyết theo lao động tự do (50.000 đồng/ngày theo số ngày không làm việc do phải cách ly).

Trường hợp, cách ly tại nhà mà hoàn thành cách ly trước ngày 07/7/2021 thì được hỗ trợ thêm tiền ăn theo quy định tại điểm 8, Mục II Nghị quyết 68/NQ-CP.

Câu 11. Theo Công văn số 2295/UBND-KGVX ngày 09/7/2021 của UBND tỉnh: huyện Lộc Ninh áp dụng thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg từ ngày 11/7/2021. Nhưng trên địa bàn thị trấn Lộc Ninh có Chợ Lộc Ninh, Lộc Điền, Lộc Hiệp có quyết định phong tỏa các chợ (thị trấn Lộc Ninh, Lộc Điền, Lộc Hiệp) của UBND huyện Lộc Ninh. Vậy những đối tượng này có được xem xét hỗ trợ không? (Quyết định của UBND huyện là cơ quan có thẩm quyền).

Trả lời: Những người làm việc trong các điểm bị phong tỏa nếu bị mất việc làm không có thu nhập hoặc thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng thì được giải quyết. Do đó, tất cả đối tượng thực hiện theo Chỉ thị 16/CT-TTg thì được nhiên được hỗ trợ, còn thực hiện theo Chỉ thị số 15/CT-TTg thì chỉ giải quyết trong khu vực phong tỏa.

Câu 12. Lái xe dịch vụ, có Công văn 61 của Sở Giao thông vận tải yêu cầu nghỉ việc từ ngày 30/5/2021, vậy có được hỗ trợ không? Và thời gian hỗ trợ tính từ lúc nào?

Trả lời: Theo quy định Quyết định số 1848/QĐ-UBND ngày 14/7/2021 thời trong gian từ ngày 01/52021 - 31/12/2021 bị mất việc làm không có thu nhập hoặc thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng do thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thực hiện phòng chống dịch thì được hỗ trợ. Vậy, nên xem lại Công văn số 61 của Sở Giao thông vận tải có phải thực hiện biện pháp đảm bảo phòng chống dịch để xem xét hỗ trợ.

Câu 13. Doanh nghiệp không bố trí lưu trú tại chỗ cho người lao động được, nên doanh nghiệp chọn phương án tạm ngưng sản xuất và bắt đầu tạm ngưng 15 ngày từ ngày 16/7/2021, thì doanh nghiệp có thực hiện nộp hồ sơ tạm hoãn, doanh nghiệp phải làm luôn hay để đến đầu tháng 8/2021, kết thúc xong tạm hoãn mới thực hiện?

Trả lời: Trong trường hợp này phải xác định là doanh nghiệp ngưng hoạt động. Do đó, người lao động bị ngừng việc (còn nếu xác định tạm hoãn, thì hai bên phải thực hiện thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động theo quy định tại điểm h, khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động). Doanh nghiệp được thực hiện ngay việc lập hồ đề nghị chứ không nhất thiết phải đợi đến hết 15 ngày sau. Lưu ý: Doanh nghiệp địa bàn nào phải thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chỉ thị số 16/CT-TTg, đủ điều kiện thì lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ chính sách kịp thời cho người lao động.

Câu 14. Phụ nữ mang thai hoặc có con nhỏ dưới 6 tuổi, được hỗ trợ thêm 1 triệu/trẻ em, tuy nhiên ngày 16/7/2021 doanh nghiệp đã thực hiện tạm ngưng nên người lao động không đi làm và việc công chứng các giấy tờ cũng khó khăn, “bổ sung thêm bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiều như: giấy khai sinh, giấy chứng sinh” nếu người lao động không đến doanh nghiệp được có thể nộp bản giấy photo không có công chứng có được không? Người lao động có thể nộp bản photo chưa được công chứng gửi lên công ty, công ty xác nhận và đưa vào hồ sơ có được không?

Trả lời: Theo quy định thì hồ sơ phải đúng và đủ, không giải quyết linh động tạo tiền lệ, khi nào doanh nghiệp đảm bảo hồ sơ đúng, đủ thì làm hồ sơ đề nghị giải quyết bổ sung.

Câu 15. Thủ tục lưu trú cho công nhân ở các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, đề nghị hướng dẫn để doanh nghiệp thực hiện.

Trả lời: Người lao động trong khu vực doanh nghiệp không yêu cầu điều kiện thường trú hay tạm trú. Doanh nghiệp lập danh sách đề nghị theo điều kiện hướng dẫn tại Công văn số 1173/SLĐTBXH-LĐLL ngày 13 7/2021. Còn đối tượng F0 đã cách ly và đang cách ly được hiểu như thế này: Đã cách ly tức là việc hoàn thành điều trị trước ngày 07/7 - ngày Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Chính phủ có hiệu lực, còn đang điều trị là những trường hợp đang thực hiện điều trị kể từ sau ngày 07/7 chứ không phải xác định đã và đang theo tình trạng điều trị của bệnh nhân hay của người cách ly.

Câu 16: Đối tượng F0, F1 trong thành phần hồ sơ đề nghị phải có một trong các giấy tờ như giấy khai sinh, CMND, thẻ căn cước... Đề nghị bỏ các giấy tờ này được không, vì đã có quyết định cách ly, giấy hoàn thành cách ly rồi?

Trả lời: Thành phần hồ sơ này chỉ dùng cho trẻ em (người dưới 16 tuổi) bị F0, F1 để được hỗ trợ bổ sung 1 triệu đồng/người; những đối tượng còn lại được lập theo Mẫu số 8a hoặc 8b theo hướng dẫn tại Công văn 1173/SLĐTBXH-LĐVL.

Câu 17: Trường hợp giáo viên trường mầm non tư thục, không đóng BHXH, có được hưởng theo Quyết định số 1848/QĐ-UBND, Điều 1, khoản 1.2?

Trả lời: Không thuộc đối tượng quy định hỗ trợ. Tuy nhiên, trường hợp này trường mầm non tư thục bắt buộc phải trả lương cho người lao động theo khoản 3, Điều 99 Bộ luật Lao động. Đồng thời, trường được thành lập theo hình thức doanh nghiệp thì giáo viên được hỗ trợ theo điểm 2.1 khoản 1, Điều 1, Quyết định 1848/QĐ-UBND.

Câu 18. Người lao động được hiểu là người trong độ tuổi lao động, hay chỉ là những người làm việc theo các nhóm công việc được hỗ trợ. Nếu chưa đủ tuổi hoặc hết tuổi lao động có được hỗ trợ không?

Trả lời: Người lao động theo quy định pháp Luật Lao động ”đủ 15 tuổi trở lên” và luật cũng không quy định tuổi nào là hết tuổi lao động. Việc chúng ta giải quyết chính sách thì phải căn cứ: thứ nhất người lao phải đủ 15 tuổi trở lên; thứ hai bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập dưới 02 triệu đồng/tháng (đây là quy định đồng thời 2 điều kiện) thuộc các nhóm đã quy định tại Điều 1 Quyết định số 1848/QĐ-UBND (riêng trường hợp bán vé số xem là đối tượng đặc thù không quy định tuổi).

Câu 19. Địa phương chưa thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chỉ thị số 16/CT- TTg nhưng theo Công văn số 488/SGTVT về việc tạm dừng hoạt động vận tải đi đến vùng dịch nên HTX vận tải từ ngày 22/5 có thỏa thuận cho lao động nghỉ không hưởng lương từ ngày 01/6. Vậy các trường hợp này, lao động có được hỗ trợ không?

Trả lời: Trong trường hợp này, nếu HTX dừng hoạt động thì đương nhiên người lao động được hưởng chính sách hỗ trợ theo điểm 4, Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP; trường hợp không đủ điều kiện hưởng theo quy định này (do không ký HĐLĐ hoặc không tham gia BHXH đến tháng 5/2021) thì hưởng theo quy định tại điểm 2.1, Điều 1 Quyết định số 1848/QĐ-UBND ngày 14/7/2021 của UBND tỉnh và chỉ tính từ thời điểm Quyết định này có hiệu lực.

Câu 20. UBND tỉnh tạm dừng bán vé số 15 ngày kể từ ngày 09/7/2021 và kể từ ngày 17/7/2021, TP.Đồng Xoài và huyện Đồng Phú thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg thì thời gian được hưởng là 15 hay 23 ngày? Trường hợp người bán vé số không ký hợp đồng đại lý với XSKT Bình Phước thì sao?

Trả lời: Trường hợp địa phương thực hiện theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, thì đối tượng người bán vé số sẽ chi luôn 23 ngày (một lần luôn); trường hợp người bán vé số không ký hợp đồng với Đại lý: điều kiện đợt này theo Quyết định số 1848/QĐ-UBND ngày 14/7/2021 của UBND tỉnh không quy định, cứ mất việc, không có thu nhập hoặc thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng thì được hỗ trợ.

Câu 21. Đối tượng là F2 đã hoàn thành cách ly y tế tại nhà trước khi có Quyết định số 1848/QĐ-UBND có được hỗ trợ không?

Trả lời: F2 hoàn thành cách ly tại nhà trước ngày 07/7/2021 được hỗ trợ theo quy định tại điểm 7, Mục II, Nghị quyết số 68/NQ-CP (cấp xã lập hồ sơ); được hỗ trợ theo Quyết định số 1848/QĐ-UBND ngày 14/7/2021 của UBND tỉnh nếu trong thời hạn (ngày 01/5 - 31/12/2021).

Câu 22. Người lao động tự do mất việc làm do thực hiện giãn cách xã hội, thì được lập hồ sơ hỗ trợ luôn hay phải hết thời gian giãn cách mới lập hồ sơ? Vì phải đánh giá thu nhập trong thời gian mất việc làm.

Trả lời: Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ luôn cho đối tượng hưởng chính sách được kịp thời, không chờ đến hết thời gian giãn cách xã hội; lưu ý phải đảm đúng đối tượng quy định và phải thật sự khó khăn, có xác nhận của thôn, ấp và thực hiện công khai niêm yết danh sách tại địa phương theo quy định.

Câu 23. UBND tỉnh tạm dừng bán vé số 15 ngày kể từ ngày 09/7/2021 và kể từ ngày 19/7/2021, Lộc Ninh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg thì thời gian hỗ trợ người bán vé số có tính luôn không?

Trả lời: Trường hợp, người bán vé số tạm ngừng việc theo văn bản chỉ đạo của tỉnh, địa phương triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, thì người bán vé số được hỗ trợ luôn cả thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg (hỗ trợ một lần).

Câu 24. Tỉnh Bình Phước sắp thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg. Vậy có tiếp tục hoàn thành việc hỗ trợ đợt 1 theo Chỉ thị số 15/CT-TTg trước ngày 19/7 hay đợi Chỉ thị số 16/CT-TTg rồi thực hiện rà soát hỗ trợ luôn?

Trả lời: Nếu địa phương đã lập hồ sơ đề nghị đối với lao động tự do bị mất việc làm khi thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg rồi, nay địa bàn đó tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg thì hỗ trợ theo hồ sơ và xã phường, thị trấn xác định số ngày được tính thêm theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đề xuất bổ sung sau (vì theo quy định không quá 30 ngày và cũng không quy định được làm hồ sơ bao nhiêu lần. Tuy nhiên, nếu danh sách và kinh phí chưa được phê duyệt thì địa phương xem xét điều chỉnh lại hồ sơ đề nghị để tính toán hỗ trợ luôn một lần cho thuận tiện.

Câu 25. Thời gian hỗ trợ cho người lao động là tài xế, phụ xe, lái xe dịch vụ... vì thời gian tạm dừng theo văn bản của Sở Công Thương tùy theo từng đợt và dừng theo từng tuyến khác nhau, khó thực hiện?

Trả lời: Thống nhất xác định bị mất việc làm do thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (không phân biệt là UBND, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, vì lý do đảm bảo biện pháp phòng chống dịch Covid-19) thì được hỗ trợ, nếu nhiều đợt thì cộng dồn giải quyết miễn sao không quá 30 ngày, thời gian chỉ tính từ ngày 01/5/2021.

Câu 26. Các quyết định đã hoàn thành cách ly, thì thời gian hỗ trợ tính thế nào?

Trả lời: Tính theo số ngày thực tế cách ly không quá 21 ngày, chỉ có quy trình, thủ tục thực hiện khác nhau trước ngày 07/7 và từ ngày 07/7/2021.

Câu 27. Trong quyết định đối tượng từ vùng dịch trở về được xem như F1 thì có được hỗ trợ như F1 không?

Trả lời: F1 chỉ xác định khi cơ quan có thẩm quyền công nhận là F1, chứ từ vùng dịch trở về không được xem như F1 được; F1 đã hoàn thành cách ly có đầy đủ giấy tờ theo quy định thì hướng dẫn đối tượng làm hồ sơ hỗ trợ.

Câu 28. Hai là trường hợp F1, là công dân Bù Đăng lên Đắk Nông thành F1 đã hoàn thành cách ly tại Đắk Nông, đã nộp và có biên lai tiền ăn thì về địa phương có được hỗ trợ không?

Trả lời: Được hỗ trợ theo điểm 7, Mục II Nghị quyết 68/NQ-CP, hướng dẫn người dân đến UBND cấp xã nộp Giấy hoàn thành cách ly, Biên lai tiền ăn theo hướng dẫn tại Mục V Công văn 1173 của Sở (Lưu ý: trường hợp này phải thông báo cho cơ sở cách ly tại Đắk Nông mà người đó đã thực hiện cách ly biết, để tránh trường hợp lập hồ sơ sẽ trùng).

Câu 29. Trường hợp mở tiệm sửa đồ trong chợ Bình Long (thuộc khu vực phong tỏa theo Chỉ thị số 16/CT-TTg). Tuy nhiên, trong nhóm lao động tự do không có đối tượng này. Vậy trường hợp này có được xét hỗ trợ không và nếu được thì xét đề nghị hỗ trợ theo hướng nào?

Trả lời: Trường hợp này không thuộc thẩm quyền của Sở, đề nghị địa phương tổng hợp báo cáo lãnh đạo huyện tổng hợp đề xuất UBND tỉnh thông qua Sở.

Câu 30. Trường hợp người hộ khẩu ở thị trấn Chơn Thành mà thuê nhà ở xã Thành Tâm làm việc. Người lao động nộp hồ sơ ở Thành Tâm hay thị trấn?

Trả lời: Hướng dẫn người lao động làm thủ tục tại thị trấn Chơn Thành.

Câu 31. Những người Campuchia không có giấy tờ tùy thân (CMND, HKTT) họ đi bán vé số, thì có được hỗ trợ không?

Trả lời: Đối tượng người dân là Việt kiều Campuchia không giấy tờ tùy thân, đề nghị địa phương tổng hợp đề xuất UBND tỉnh thông qua Sở LĐ-TB&XH.

Trên đây là các câu hỏi của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp trả lời./.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay204,981
  • Tháng hiện tại1,554,109
  • Tổng lượt truy cập446,949,231
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây