Các sản phẩm Khu bảo tồn Bom Bo phải gắn liền bản sắc văn hóa đồng bào S’Tiêng

Thứ ba - 26/05/2020 16:29 3139
(CTTĐTBP) - Đảm bảo tất cả các thiết kế, kiến trúc, sản phẩm và các nội dung khác có liên quan tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’Tiêng sóc Bom Bo, huyện Bù Đăng (Khu bảo tồn) phải gắn liền với bản sắc văn hóa của đồng bào S’Tiêng; không chủ quan, duy ý chí, áp đặt mà phải dựa trên cơ sở tham khảo lấy ý kiến của cộng đồng người S’Tiêng địa phương, của già làng và các nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
soc bom bo
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh kiểm tra các hạng mục công trình tại buổi làm việc. Ảnh: Mỹ Hiệp.
 
Đó là yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh tại buổi kiểm tra và họp xem xét giải quyết một số khó khăn, vướng mắc tại Khu bảo tồn vào ngày 21/5. Đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND huyện Bù Đăng tham dự buổi làm việc.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh cũng đồng ý triển khai thực hiện xã hội hóa các hạng mục trong Khu bảo tồn trên cơ sở gắn với quy hoạch đã được phê duyệt. Đồng thời, đồng ý cho thu phí dịch vụ tại Khu bảo tồn trên cơ sở nghiên cứu, triển khai theo Nghị quyết số 18/2018/NQ-HĐND ngày 14/12/2018 của HĐND tỉnh về ban hành quy định phí tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa và bảo tàng trên địa bàn tỉnh Bình Phước để xây dựng đề xuất mức thu cụ thể theo quy định pháp luật, trình UBND tỉnh xem xét.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh thống nhất tiếp tục triển khai các hạng mục đập thủy lợi, trạm bơm nước, hồ nước, làng nghề, thương hiệu sản phẩm...; giao UBND huyện Bù Đăng chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ban Dân tộc tỉnh và các đơn vị liên quan trong từng công việc cụ thể để tham mưu UBND tỉnh xem xét bố trí nguồn kinh phí thực hiện phù hợp theo từng giai đoạn.   

Bên cạnh đó, chú ý thực hiện trưng bày đầy đủ các sản phẩm đặc trưng của địa phương như vải dệt thổ cẩm, rượu cần. Về đăng ký thương hiệu sản phẩm “Rượu cần”, giao UBND huyện Bù Đăng chủ động xem xét thương thảo với chủ sở hữu nhãn hiệu đã có trên thị trường hoặc nghiên cứu đầy đủ các quy định hiện hành của pháp luật để lựa chọn đăng ký tên thương hiệu khác phù hợp với đặc điểm, địa chỉ xuất xứ.

Đối với Đề án nghiên cứu bảo tồn và phát huy trang phục, ẩm thực truyền thống dân tộc S’Tiêng tỉnh Bình Phước đã được thông qua trước đây, giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án. Đối với đề tài “Bảo tồn phát triển âm nhạc S’Tiêng”, giao Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chuyển giao cho Khu bảo tồn để ứng dụng./.

Tác giả bài viết: Thanh Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,192
  • Hôm nay136,372
  • Tháng hiện tại7,016,328
  • Tổng lượt truy cập380,136,665
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây