Bón phân, tưới nước, dọn vườn khi điều ra hoa

Thứ năm - 11/12/2014 09:20

Bón phân, tưới nước, dọn vườn khi điều ra hoa

(CTTĐTBP) - Thời điểm hiện nay, vườn điều của nông dân trong tỉnh đang trong giai đoạn ra bông. Để chăm sóc tốt vườn điều giai đoạn này, người trồng điều cần thường xuyên thăm vườn, sử dụng phân bón, tưới nước hợp lý, dọn vườn và xử lý để điều ra hoa tập trung, giúp cho việc thu hoạch sớm, tăng năng suất, sản lượng và chất lượng.

Thời điểm tháng 11 âm lịch hàng năm, điều đâm đọt trổ nụ ra hoa.

 

 Theo Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT), hoa điều thường nở bắt đầu từ tháng 11 kéo dài tới tháng 3 năm sau, rộ nhất vào tháng 1 và tháng 2. Việc thụ phấn của hoa điều chủ yếu nhờ vào côn trùng. Vào thời điểm hoa nở rộ, nếu gặp mưa túi phấn sẽ không tung được dẫn đến tỷ lệ đậu quả thấp. Do đó, bà con nên áp dụng các biện pháp xử lý ra hoa đồng loạt nhằm giúp cho điều nở hoa, thụ phấn tập trung và đậu trái cao.

 
Khi thấy vườn điều rụng lá khoảng 20%, bà con cần sử dụng phân bón lá có chứa thioure để phun nhằm giúp cây điều rụng lá hoàn toàn. Sau phun 5 - 7 ngày, cây rụng lá rất nhanh, bắt đầu xuất hiện đọt non. Khi thấy chồi non có khoảng 5 lá, phun thuốc kích thích ra hoa bằng các loại phân bón lá có hàm lượng lân cao, đạm thấp nên phun liên tiếp 2 lần cách nhau 3 - 4 ngày. Sau phun khoảng 10 ngày, điều sẽ ra hoa đồng loạt. Vào giai đoạn xử lý ra hoa chỉ nên bón phân gốc bằng các loại có tỷ lệ đạm thấp, đặc biệt không được dùng phân urê mà tăng cường loại phân NPK có hàm lượng lân cao, supe lân. Có thể bón thêm phân hữu cơ vi sinh sẽ có tác dụng nhanh và cũng chỉ bón sau khi điều ra hoa.
 
Bà con nên chú ý đảm bảo đủ độ ẩm đất, nếu khô hạn cần tưới nhẹ trong thời kỳ ra và trổ hoa sẽ giúp cây ra hoa tốt, đậu trái cao, chống rụng trái non. Theo dõi và phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho điều, nhất là sau khi đậu trái và nuôi trái lớn. Khi chồi hoa nhú ra khoảng 1 tấc, bà con có thể sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng kali cao, có phối trộn thêm vi lượng (B) để giúp cho việc ra hoa và đậu trái điều được tốt hơn. Thông thường có thể phun từ 2 - 3 lần. Giai đoạn này, bông và hoa điều rất nhạy cảm với các loại sâu hại như bọ xít muỗi, các loại bệnh như thán thư, phấn trắng. Vì vậy, phải phun xịt các loại thuốc trừ sâu bệnh kịp thời, tuy nhiên tránh vào thời điểm hoa đang nở sẽ làm giảm khả năng thụ phấn.
 
Bà con đặc biệt lưu ý thời tiết giai đoạn này vẫn còn một số cơn mưa cuối mùa nên rất dễ gây bệnh khô bông, cháy lá trên cây điều. Theo đó, sau mỗi cơn mưa nên dùng các loại thuốc như Benlate, Captan, Anvil, Mancozeb, Benomyl, Carban, Carbendazim, Appencarb để phun xịt./.
 

Nhật Chiêu

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,101
  • Hôm nay362,069
  • Tháng hiện tại4,686,311
  • Tổng lượt truy cập488,549,749
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây